Về với anh đi em!
Hà Nội - đầu đông rồi đấy!
Chút lạnh... câu thơ run rẩy
Như em trong vòng tay anh.
Về đi... kẻo gió lay cành
Đàn chim chưa bay đi tránh rét
Chỉ mình anh là biết
Mong chiều Hà Nội... có em.
Mình bên nhau khi phố lên đèn
Ngỡ ngàng mắt ai... tội lắm!
Cổ Ngư - hai đứa cùng ngắm
Gió vờn tóc ai...
Ước đêm thật dài
Để tim bình yên, em nhỉ?
Lời yêu... gửi trao, bình dị
Chân tình đừng để gió cuốn đi...
Thứ Năm, 31 tháng 1, 2008
Ghen - NGUYỄN BÍNH
Cô nhân tình bé của tôi ơi !
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.
Tôi muốn cô dừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù chỉ cánh hoa nhài(*)
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay biển lắm người.
Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại
Dẫu chỉ qua đường khách lại qua.
Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ.
Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen.
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng vết chân nào được dẫm lên.
Có nghĩa là ghen quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi.
(*) có bản in là "Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi"
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.
Tôi muốn cô dừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù chỉ cánh hoa nhài(*)
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay biển lắm người.
Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại
Dẫu chỉ qua đường khách lại qua.
Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ.
Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen.
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng vết chân nào được dẫm lên.
Có nghĩa là ghen quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi.
(*) có bản in là "Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi"
Hà Nội Phố - PHAN VŨ
Chương một
1.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em mùi hoàng lan
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya
Thang gác cọt kẹt thời gian
Thân gỗ ...
Ta còn em màu xanh thật đêm
Ngôi sao lẻ
Xào xạc chùm cây gió
Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ
Lá thư quên địa chỉ.
Quay về ...
2.
Ta còn em một gốc cây
Một cột đèn
Ai đó chờ ai ?
Tóc cắt ngang
Xõa xõa bờ vai ...
Ta còn em ngã ba nào ?
Chiếc khăn quàng tím đỏ,
Khuôn mặt chưa quen
Bỗng xôn xao nỗi khổ !
Góc phố ấy mở đầu
Trang tình sử ! ...
Ta còn em Ô Quan Chưởng
Mảng tường thành
Màu đá rủ
Tiếng sáo đầu ngõ vu vơ
Màu xanh đêm in hình khung cửa
Cô gái buồn đứng im
Tóc xõa
Gã Trương Chi nào ôm ghi-ta
Hóa đá
Ta còn em chuyến tàu khuya
Về muộn
Qua cầu...
3.
Ta còn em con đường vắng
Rì rào cơn lốc nhỏ
Gót chân ai qua mùa lá đổ ?
Nhà thờ Cửa Bắc,
Chiều tan lễ,
Chuông nguyện còn mãi ngân nga ...
4.
Ta còn em ngọn đèn dầu,
Vừng sáng nhỏ
Chén rượu làng Vân
Người khách lẻ,
Bà quán ngâm nga quẻ bói Kiều
Lão mù bán "phá sa"
Gậy dò đường khua lạch cạch
Tiếng rao buồn dằng dặc trong đêm...
Chương hai
6.
Ta còn em khúc tự tình ca
Đôi chim khuyên gọi nhau
Trong bụi cỏ
Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá,
Tiếng ve ra rả mùa hè ...
Còn em đường cũ Cổ Ngư
La đà,
Cành phượng vĩ.
Hoàng hôn xa đến tự bao giờ,
Nắng chiều phai trên sóng Tây Hồ.
Những bước chân tìm nhau
Rất vội,
Tiếng thì thầm sớm hôm buổi tối,
Cuộc tình hờ
Bỗng chốc
Nghiêm trang ...
Chương ba
9.
Ta còn em một hàng Đào
Không còn bán đào
Một hàng Bạc
Không còn thợ bạc
Đường Tràng Thi
Không chõng không lều
Không ông nghè
Bái tổ vinh qui...
Ta còn em đường lượn mái cong
Ngôi chùa cũ,
Tháng năm buồn lệch xô ngói âm dương
Ai đó ngồi bên gốc đại,
Chợt quên ai kia
Đứng đợi bên đường.
Chương bốn
10.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em đám mây in bóng rồng bay
Cổng đền Quan Thánh
Cờ đuôi nheo ngũ sắc
Còn em dãy bia đá
Nhân hình hội tụ
Rêu phong gìn giữ nét tài hoa ...
(...)
Ta còn em tiếng trống tan trường
Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ.
Đôi guốc cao mài mòn đại lộ,
Một ngả nào lưu dấu gót tài hoa.
Còn em mãi mãi dáng kiêu sa
Lặng lẽ theo em về phố ...
11.
Ta còn em những ánh sao sa,
Tia hồi quang
Chớp chớp trên đường
Toa xe điện cuối ngày,
Áo bành tô cũ nát ...
Lanh canh ! Lanh canh !
Tiếng hàng ngày hay hồi âm
Thuở chiềng khua ? ...
Ta còn em ngọn đèn khuya
Vùng sáng nhỏ
Bà quán mải mê câu chuyện
Nàng Kiều
Rượu làng Vân lung linh men ngọt
Mắt cô nàng lúng liếng, đong đưa
Những chàng trai say suốt mùa ...
Chương năm
13.
Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở.
Nhà ai ?
Qua đó.
Bâng khuâng nhớ tuổi học trò
Còn em giàn thiên lý chết khô,
Cỏ mọc hoang trong vườn nắng,
Còn em tiếng ghi-ta
Bập bùng
Tự sự
Châm lửa điếu thuốc cuối cùng
Xập xòa
Kỷ niệm.
Đêm Kinh Kỳ thuở ấy,
Xanh lơ ...
17.
Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên
Nhuộm đỏ
Cô gái gặp nắng hanh.
Chợt hồng đôi má
Cơn mưa nào đi nhanh qua phố
Một chút xanh hơn
Trời Hà nội hôm qua ...
Ta còn em cô hàng hoa
Gánh mùa thu
Qua cổng chợ
Những chùm hoa tím
Ngát
Mùa thu ...
Chương sáu
18.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em một màu xanh thời gian
Chợt nhòe,
Chợt hiện
Chợt lung linh ngọn nến,
Chợt mong manh
Một dáng
Một hình
20.
Ta còn em một phút mê cuồng
Người nghệ sĩ lang thang hè phố
Bơ vơ
Không nhớ nổi con đường.
Ngay trước cổng nhà mẹ cha
Còn em một bóng chiều sa
Những câu thơ, những bức tranh
Đời đời
Lỡ dở ...
Chương bảy
21.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em những giọt sương
Nhòa nhòa bóng điện
Mặt nước Hồ Gươm
Một đêm trở lạnh.
Cánh nhạn chao nghiêng
Chiều cuối,
Giã từ...
23.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em cánh tay trần
Mở cửa
Mùa Xuân trong khung :
Giò phong lan
Điệp vàng rực rỡ
Từng cây khô óng ả sợi tơ hồng
Đường phố dài
Chi chít chồi sinh
Màu ước vọng in hình
Xanh nõn lá ...
Ta còn em,
Hà Nội - phố, em ơi !
Ta còn em,
Em ơi ! Hà Nội, phố ...
1.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em mùi hoàng lan
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya
Thang gác cọt kẹt thời gian
Thân gỗ ...
Ta còn em màu xanh thật đêm
Ngôi sao lẻ
Xào xạc chùm cây gió
Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ
Lá thư quên địa chỉ.
Quay về ...
2.
Ta còn em một gốc cây
Một cột đèn
Ai đó chờ ai ?
Tóc cắt ngang
Xõa xõa bờ vai ...
Ta còn em ngã ba nào ?
Chiếc khăn quàng tím đỏ,
Khuôn mặt chưa quen
Bỗng xôn xao nỗi khổ !
Góc phố ấy mở đầu
Trang tình sử ! ...
Ta còn em Ô Quan Chưởng
Mảng tường thành
Màu đá rủ
Tiếng sáo đầu ngõ vu vơ
Màu xanh đêm in hình khung cửa
Cô gái buồn đứng im
Tóc xõa
Gã Trương Chi nào ôm ghi-ta
Hóa đá
Ta còn em chuyến tàu khuya
Về muộn
Qua cầu...
3.
Ta còn em con đường vắng
Rì rào cơn lốc nhỏ
Gót chân ai qua mùa lá đổ ?
Nhà thờ Cửa Bắc,
Chiều tan lễ,
Chuông nguyện còn mãi ngân nga ...
4.
Ta còn em ngọn đèn dầu,
Vừng sáng nhỏ
Chén rượu làng Vân
Người khách lẻ,
Bà quán ngâm nga quẻ bói Kiều
Lão mù bán "phá sa"
Gậy dò đường khua lạch cạch
Tiếng rao buồn dằng dặc trong đêm...
Chương hai
6.
Ta còn em khúc tự tình ca
Đôi chim khuyên gọi nhau
Trong bụi cỏ
Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá,
Tiếng ve ra rả mùa hè ...
Còn em đường cũ Cổ Ngư
La đà,
Cành phượng vĩ.
Hoàng hôn xa đến tự bao giờ,
Nắng chiều phai trên sóng Tây Hồ.
Những bước chân tìm nhau
Rất vội,
Tiếng thì thầm sớm hôm buổi tối,
Cuộc tình hờ
Bỗng chốc
Nghiêm trang ...
Chương ba
9.
Ta còn em một hàng Đào
Không còn bán đào
Một hàng Bạc
Không còn thợ bạc
Đường Tràng Thi
Không chõng không lều
Không ông nghè
Bái tổ vinh qui...
Ta còn em đường lượn mái cong
Ngôi chùa cũ,
Tháng năm buồn lệch xô ngói âm dương
Ai đó ngồi bên gốc đại,
Chợt quên ai kia
Đứng đợi bên đường.
Chương bốn
10.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em đám mây in bóng rồng bay
Cổng đền Quan Thánh
Cờ đuôi nheo ngũ sắc
Còn em dãy bia đá
Nhân hình hội tụ
Rêu phong gìn giữ nét tài hoa ...
(...)
Ta còn em tiếng trống tan trường
Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ.
Đôi guốc cao mài mòn đại lộ,
Một ngả nào lưu dấu gót tài hoa.
Còn em mãi mãi dáng kiêu sa
Lặng lẽ theo em về phố ...
11.
Ta còn em những ánh sao sa,
Tia hồi quang
Chớp chớp trên đường
Toa xe điện cuối ngày,
Áo bành tô cũ nát ...
Lanh canh ! Lanh canh !
Tiếng hàng ngày hay hồi âm
Thuở chiềng khua ? ...
Ta còn em ngọn đèn khuya
Vùng sáng nhỏ
Bà quán mải mê câu chuyện
Nàng Kiều
Rượu làng Vân lung linh men ngọt
Mắt cô nàng lúng liếng, đong đưa
Những chàng trai say suốt mùa ...
Chương năm
13.
Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở.
Nhà ai ?
Qua đó.
Bâng khuâng nhớ tuổi học trò
Còn em giàn thiên lý chết khô,
Cỏ mọc hoang trong vườn nắng,
Còn em tiếng ghi-ta
Bập bùng
Tự sự
Châm lửa điếu thuốc cuối cùng
Xập xòa
Kỷ niệm.
Đêm Kinh Kỳ thuở ấy,
Xanh lơ ...
17.
Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên
Nhuộm đỏ
Cô gái gặp nắng hanh.
Chợt hồng đôi má
Cơn mưa nào đi nhanh qua phố
Một chút xanh hơn
Trời Hà nội hôm qua ...
Ta còn em cô hàng hoa
Gánh mùa thu
Qua cổng chợ
Những chùm hoa tím
Ngát
Mùa thu ...
Chương sáu
18.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em một màu xanh thời gian
Chợt nhòe,
Chợt hiện
Chợt lung linh ngọn nến,
Chợt mong manh
Một dáng
Một hình
20.
Ta còn em một phút mê cuồng
Người nghệ sĩ lang thang hè phố
Bơ vơ
Không nhớ nổi con đường.
Ngay trước cổng nhà mẹ cha
Còn em một bóng chiều sa
Những câu thơ, những bức tranh
Đời đời
Lỡ dở ...
Chương bảy
21.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em những giọt sương
Nhòa nhòa bóng điện
Mặt nước Hồ Gươm
Một đêm trở lạnh.
Cánh nhạn chao nghiêng
Chiều cuối,
Giã từ...
23.
Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em cánh tay trần
Mở cửa
Mùa Xuân trong khung :
Giò phong lan
Điệp vàng rực rỡ
Từng cây khô óng ả sợi tơ hồng
Đường phố dài
Chi chít chồi sinh
Màu ước vọng in hình
Xanh nõn lá ...
Ta còn em,
Hà Nội - phố, em ơi !
Ta còn em,
Em ơi ! Hà Nội, phố ...
Tôi muốn mang Hồ Gươm đi - TRẦN MẠNH HẢO
Sao Hồ Gươm biết tôi chia xa?
Mà run cho mọi bóng cây nhòa
Mà im im hết nghìn tăm cá
Mà thở chiều lên khắp cỏ hoa ?
Gó níu hoàng hôn xuống đáy tranh
Lá rụng, trời xao động cổ thành
Đổi dòng, sông gửi hồn ngưng đọng
Mượn hồ trả kiếm lại trời xanh
Tôi muốn mang hồ đi trú đông
Mà không khiêng vác được sông Hồng
Mà không gói nổi heo may rét
Đành để hồ cho gió bấc trông !
Sao Hồ Gươm biết tôi ra đây ?
Mà thương ôm bóng kẻ lưu đầy
Mà lau đôi mắt tôi bằng sóng
Mà cả trời kia xuống hết cây …
Hà Nội 1998
Tôi muốn mang Hồ Gươm đi - PHÚ QUANG phổ nhạc
Sao hồ Gươm biết tôi chia xa ?
Mà run run cho từng bóng cây nhòa,
Mà im im lặn hết ngàn tăm cá,
Mà thở chiều lên khắp cỏ hoa.
Gió níu hoàng hôn xuống tận giấc mơ,
Cổ Thành xưa, ngơ ngẩn lá thu mưa.
Nhờ dòng sông gửi chút tình xa vắng,
mượn Hồ Gươm gọi nắng từ trời xanh.
Tôi muốn mang Hồ Gươm đi trú Đông,
Nhưng làm sao, mang nổi được sông Hồng.
Làm sao gói nổi heo may rét,
Thôi đành để hồ cho gió bấc trông.
Sao Hồ Gươm biết tôi ra đây ?
Mà trùm yêu thương lên bóng vai gầy,
Mà lau mắt tôi bằng ngàn con sóng,
Mà thả trời xanh xuống trên từng nhánh cây.
Mà run cho mọi bóng cây nhòa
Mà im im hết nghìn tăm cá
Mà thở chiều lên khắp cỏ hoa ?
Gó níu hoàng hôn xuống đáy tranh
Lá rụng, trời xao động cổ thành
Đổi dòng, sông gửi hồn ngưng đọng
Mượn hồ trả kiếm lại trời xanh
Tôi muốn mang hồ đi trú đông
Mà không khiêng vác được sông Hồng
Mà không gói nổi heo may rét
Đành để hồ cho gió bấc trông !
Sao Hồ Gươm biết tôi ra đây ?
Mà thương ôm bóng kẻ lưu đầy
Mà lau đôi mắt tôi bằng sóng
Mà cả trời kia xuống hết cây …
Hà Nội 1998
Tôi muốn mang Hồ Gươm đi - PHÚ QUANG phổ nhạc
Sao hồ Gươm biết tôi chia xa ?
Mà run run cho từng bóng cây nhòa,
Mà im im lặn hết ngàn tăm cá,
Mà thở chiều lên khắp cỏ hoa.
Gió níu hoàng hôn xuống tận giấc mơ,
Cổ Thành xưa, ngơ ngẩn lá thu mưa.
Nhờ dòng sông gửi chút tình xa vắng,
mượn Hồ Gươm gọi nắng từ trời xanh.
Tôi muốn mang Hồ Gươm đi trú Đông,
Nhưng làm sao, mang nổi được sông Hồng.
Làm sao gói nổi heo may rét,
Thôi đành để hồ cho gió bấc trông.
Sao Hồ Gươm biết tôi ra đây ?
Mà trùm yêu thương lên bóng vai gầy,
Mà lau mắt tôi bằng ngàn con sóng,
Mà thả trời xanh xuống trên từng nhánh cây.
Bàn tay - XUÂN QUỲNH
Gia tài em chỉ có bàn tay,
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy,
Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy
Quá khứ dài là mái tóc em đen.
Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em,
Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng,
Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng,
Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?
Bàn tay em ngón chẳng thon dài,
Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả.
Em đánh chắt, chơi thuyền thuở nhỏ,
Hái rau dền, rau rệu nấu canh,
Tập vá may, tết tóc một mình,
Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ.
Đường tít tắp, không gian như bể,
Anh chờ em, cho em vịn bàn tay
Trong tay anh, tay của em đây
Biết lặng lẽ vun trồn gìn giữ.
Trời mưa lạnh, tay em khép cửa,
Em phơi mền, vá áo cho anh.
Tay cắm hoa, tay để treo tranh,
Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc.
Năm tháng đi qua, mái đầu cực nhọc,
Tay em dừng trên vầng trán lo âu.
Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau
Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngã.
Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ
Lấy thời gian đan thành áo mong chờ.
Lấy thời gian em viết những dòng thơ
Để thấy được chúng mình không cách trở.
Bàn tay em, gia tài bé nhỏ,
Em trao anh cùng với cuộc đời em.
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy,
Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy
Quá khứ dài là mái tóc em đen.
Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em,
Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng,
Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng,
Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?
Bàn tay em ngón chẳng thon dài,
Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả.
Em đánh chắt, chơi thuyền thuở nhỏ,
Hái rau dền, rau rệu nấu canh,
Tập vá may, tết tóc một mình,
Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ.
Đường tít tắp, không gian như bể,
Anh chờ em, cho em vịn bàn tay
Trong tay anh, tay của em đây
Biết lặng lẽ vun trồn gìn giữ.
Trời mưa lạnh, tay em khép cửa,
Em phơi mền, vá áo cho anh.
Tay cắm hoa, tay để treo tranh,
Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc.
Năm tháng đi qua, mái đầu cực nhọc,
Tay em dừng trên vầng trán lo âu.
Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau
Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngã.
Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ
Lấy thời gian đan thành áo mong chờ.
Lấy thời gian em viết những dòng thơ
Để thấy được chúng mình không cách trở.
Bàn tay em, gia tài bé nhỏ,
Em trao anh cùng với cuộc đời em.
Thơ tình cuối mùa thu - XUÂN QUỲNH
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay
Tình ta như hàng cây
Đã bao mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng nǎm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may...
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay
Tình ta như hàng cây
Đã bao mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng nǎm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may...
Con yêu mẹ - XUÂN QUỲNH
- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những nơi đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong bao giờ con tới!
- Con yêu mẹ bằng Hà nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Là con gặp ngay được mẹ
- Hà nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!
- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ
- Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy
Tình mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Giá có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế!
Rộng lắm không bao giờ hết
- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những nơi đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong bao giờ con tới!
- Con yêu mẹ bằng Hà nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Là con gặp ngay được mẹ
- Hà nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!
- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ
- Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy
Tình mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Giá có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế!
Tự hát - XUÂN QUỲNH
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay
Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài im lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em
Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Giải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh có khi chết đi rồi
Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay
Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài im lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em
Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Giải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh có khi chết đi rồi
Sóng - XUÂN QUỲNH
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
-Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
-Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Thơ viết ở biển - HỮU THỈNH
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút
đã cô đơn
Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu
nếu không đưa em đến
Dù sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em
(Trích tập thơ "Từ chiến hào tới thành phố"- NXB Văn học)
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút
đã cô đơn
Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu
nếu không đưa em đến
Dù sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em
(Trích tập thơ "Từ chiến hào tới thành phố"- NXB Văn học)
Chùm thơ "Hoa cải"
Mùa hoa cải - LÊ VINH
Có một mùa hoa cải
Nở vàng trên bến sông
Em đang thì con gái
Đợi anh chưa lấy chồng
Có một mùa hoa cải
Nắng vàng trong mê mải
Cầm tay em bối rối
Anh nói lời yêu thương
Anh nói rồi anh đi
Chiến tranh không ước hẹn
Sợ làm con bướm trắng
Thẫn thờ chiều ven sông
Thế rồi em rồi em
Bao mùa vàng rực nắng
Đợi anh mặc hoa trôi
Đợi anh trong khắc khoải
Thư đi không trả lời
Thế rồi thế rồi thôi
Buồn thương hoa héo hắt
Ai cũng bảo phải quên
Em đành bước sang ngang
Gửi mùa xuân ở lại
Gửi trái tim khắc khoải
Cho người tình chờ mong
Có một mùa hoa cải
Chia tay bởi chiến tranh
Em đã đợi chờ anh
Sao anh mãi không về.
***
Mùa hoa cải - TRỊNH LÊ NGUYÊN
Có một mùa hoa cải
Nở vàng bên bến sông
Em đang thì con gái
Đợi anh chưa lấy chồng.
Anh rụt rè không dám
Hái một bông cải ngồng
Sợ làm con bướm trắng
Giật mình bay sang sông.
Qua bao mùa hoa cải
Chỉ mình anh biết thôi
Mình anh không dám hái
Hoa cải bay về trời.
Bâng khuâng chiều làng bãi
Không còn hoa cải ngồng
Ai xui anh trở lại
Ngày em đi lấy chồng.
Anh lại gieo hạt cải
Lại âm thầm đợi mong
Có một người con gái
Đợi anh chưa lấy chồng.
***
Truyện ngắn Mùa Hoa Cải Ven Sông - NGUYỄN QUANG THIỀU
Đọc truyện
Có một mùa hoa cải
Nở vàng trên bến sông
Em đang thì con gái
Đợi anh chưa lấy chồng
Có một mùa hoa cải
Nắng vàng trong mê mải
Cầm tay em bối rối
Anh nói lời yêu thương
Anh nói rồi anh đi
Chiến tranh không ước hẹn
Sợ làm con bướm trắng
Thẫn thờ chiều ven sông
Thế rồi em rồi em
Bao mùa vàng rực nắng
Đợi anh mặc hoa trôi
Đợi anh trong khắc khoải
Thư đi không trả lời
Thế rồi thế rồi thôi
Buồn thương hoa héo hắt
Ai cũng bảo phải quên
Em đành bước sang ngang
Gửi mùa xuân ở lại
Gửi trái tim khắc khoải
Cho người tình chờ mong
Có một mùa hoa cải
Chia tay bởi chiến tranh
Em đã đợi chờ anh
Sao anh mãi không về.
***
Mùa hoa cải - TRỊNH LÊ NGUYÊN
Có một mùa hoa cải
Nở vàng bên bến sông
Em đang thì con gái
Đợi anh chưa lấy chồng.
Anh rụt rè không dám
Hái một bông cải ngồng
Sợ làm con bướm trắng
Giật mình bay sang sông.
Qua bao mùa hoa cải
Chỉ mình anh biết thôi
Mình anh không dám hái
Hoa cải bay về trời.
Bâng khuâng chiều làng bãi
Không còn hoa cải ngồng
Ai xui anh trở lại
Ngày em đi lấy chồng.
Anh lại gieo hạt cải
Lại âm thầm đợi mong
Có một người con gái
Đợi anh chưa lấy chồng.
***
Truyện ngắn Mùa Hoa Cải Ven Sông - NGUYỄN QUANG THIỀU
Đọc truyện
Thuyền và biển - XUÂN QUỲNH
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển
“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa... còn xa
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
(Theo bản in Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm -NXB Phụ Nữ - 2004)
Chuyện con thuyền và biển
“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa... còn xa
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
(Theo bản in Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm -NXB Phụ Nữ - 2004)
Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2008
Kể về những chuyến đi ...
Trở về sau hai tuần lễ rong ruổi dọc bờ biển phía Đông của châu Úc, Lem đã lớn thêm một tuổi, còn bố và mẹ không ngờ mỗi người cũng đã "trưởng thành" thêm một tuổi.
***
Mẹ nhớ lại ... Từ khi còn "bé tí", Lem đã cùng bố mẹ đi du lịch nhiều nơi.
Nếu không kể vài lần bay đi bay về giữa Hà Nội và Melbourne khi Lem còn nằm trong bụng mẹ, chuyến đi đầu tiên của Lem là hồi Lem hơn hai tháng tuổi, từ Úc bay về Việt Nam. Bé xíu nhưng Lem bay máy bay ngoan lắm nhé - cả chuyến bay dài Lem chỉ có bú mẹ và ngủ thôi.
Về tới Hà Nội vài ngày, bà ngoại đã rủ mẹ và Lem lên Hoà Bình chơi. Vậy là hơn ba tháng tuổi, Lem đã được ngồi ô tô du lịch lên Hoà Bình, đến thăm Suối Ngọc - Vua Bà.
Kể từ đó trở đi, Lem được bố mẹ cho đi du lịch khắp nơi, nhất là đi chơi xa. Các chuyến đi dài không làm hai mẹ con mình nản lòng, ngược lại, hình như những chuyến đi đã góp phần tạo nên sự dạn dĩ, ham khám phá ở con đấy.
***
Bây giờ mẹ mới kể, Lem rất thích đi chơi xa và ngủ ở khách sạn nhé. Hồi tròn sáu tháng tuổi, Lem đã theo bố mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh, nhân thể một chuyến bố đi công tác. Đến khách sạn, mẹ vừa thả Lem xuống chiếc giường cỡ lớn có bộ ga gối mới tinh và thơm phức, được gấp nếp gọn gàng, Lem đã cười "toe toét" (khoe hai chiếc răng cửa bé xíu!) và khoái chí lăn liền mấy vòng trên giường - giống như biểu diễn xiếc vậy. Lúc đó, Lem làm cho mẹ rất ngạc nhiên. Hành động của con thể hiện, con đã nhanh chóng cảm nhận được sự khác biệt dễ chịu của môi trường mới, và biết tỏ thái độ thích thú rõ rệt vì điều đó. Lần đó, bố được mời ở phòng "Suite", rất đẹp đẽ và rộng rãi. Hàng ngày, bà Nữ vẫn nấu và xay cháo ở nhà (theo công thức của mẹ) rồi mang lên khách sạn cho Lem ăn. Còn mẹ thì đặt Lem ngồi vào bồn rửa mặt để gội đầu và tắm táp cho Lem. Cái bồn tắm (trộm vía!) khá chật chội đối với Lem, nhưng dù sao Lem cũng đã rất thích được mẹ tắm cho bằng cách này.
Ở Sài Gòn về, Lem lại theo Công ty của bố đi tham quan ở Khu Du lịch Sinh Thái Thác Đa (Hà Tây). Khí hậu miền núi trong lành khiến cho Lem ngủ và chơi rất ngoan. Thêm vào đó là giường đệm rất êm, và lạ nữa, giúp Lem càng ngủ ngon hơn.
Lem tròn tám tháng tuổi, bố và mẹ lại "tha" Lem xuống thành phố biển Đồ Sơn (Hải Phòng). Lần này, Lem đã biết vịn thành giường để đứng dậy. Mẹ lúc bấy giờ mới mạnh dạn cho Lem ăn thức ăn đóng hộp sẵn. Đồ ăn sẵn thì không bao giờ tốt bằng đồ ăn tươi, nhưng vì không có điều kiện nấu nướng nên mẹ đành chuẩn bị cho con như vậy. Lem cũng không thích đồ hộp chút nào đâu, có lẽ do "chiều mẹ" thì Lem mới ăn thôi. Bởi thế về sau, đồ hộp của hãng thực phẩm Hipp mà mẹ cao hứng mua về cho Lem, phần lớn đều bị để quá hạn và bỏ đi.
Ở Đồ Sơn, lúc này Lem đã bò rất thành thạo nên suốt ngày trườn từ trên giường xuống nền nhà, bò tới bò lui không nghỉ. Vì thiếu kinh nghiệm (!) nên mẹ đã không nghĩ đến chuyện trải chăn xuống đất để tạo điều kiện cho Lem bò thoải mái. Đằng này, mẹ lại cứ ngồi "canh", bắt Lem chơi ở trên giường mà không cho bò xuống. Thế là suốt ngày, cả hai mẹ con chỉ có ngồi ôm lấy nhau thôi - thậm chí mẹ chẳng dám vào phòng tắm ấy chứ. Thật là buồn cười, con còn nhớ không?
***
Hơn một tuổi, Lem theo bố mẹ bay sang Úc, rồi làm một vòng tham quan Sydney - Melbourne - Hà Nội.
Tròn tuổi rưỡi, Lem đi nghỉ hè cùng với Văn phòng phòng cũ của mẹ (VILAF) ở Khu Du lịch Suối nước nóng V-Resort (Kim Bôi, Hoà Bình). Tại đây, Lem được làm quen với các bạn nhỏ cũng rất đáng yêu - trong đó có bạn Bíp sau này từng đi học Mẫu giáo O'hana cùng Lem đấy. Mọi người ai cũng quyến luyến Lem lắm. Nhất là cô Liên, một luật sư ưu tú; Cô Liên bảo cô rất có cảm tình với sự trầm tĩnh, chững chạc và vẻ tự tin của Lem.
Gần hai tuổi, Lem cùng bố mẹ tham gia chuyến du lịch Bangkok (Thái Lan) cũng do VILAF tổ chức. Chuyến đi này để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc cho Lem - mãi sau này Lem vẫn còn kể về nó, và vẫn nhớ gần hết tên các cô chú nhân viên/luật sư của Văn phòng mẹ.
Chuyến đi đánh dấu thời gian Lem tròn hai tuổi rưỡi là chuyến đi Sầm Sơn với VILAF. VILAF chọn ngày không đẹp, trời mưa bão "sầm sì" suốt kỳ nghỉ. Đợt đó Lem bị ốm, nhưng (mẹ) ham chơi nên cuối cùng cũng tranh thủ được một buổi Lem diện áo tắm ra biển tắm.
Ngay sau đó là chuyến đi vào Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong chuyến đi này, hai mẹ con mình đã có một thời gian thần tiên bên những người thân yêu nhất - gia đình bên ngoại - với bà ngoại, cậu Hiếu và dì Hương. Ở Đà Nẵng, Lem được tắm biển Mỹ Khê, thăm hòn Non Nước - Ngũ Hành Sơn. Lem còn cùng mẹ thăm nhà hai ông trẻ (các em của ông nội) - một nhà ở Quận Hải Châu, một nhà nằm bên bờ biển Đông ở Quận Sơn Trà. Tại Hội An, những con phố, những cây cầu cổ kính, những ngôi nhà với lối kiến trúc giao thoa của ba nền văn hóa Nhật - Trung - Việt (như Nhà Tấn Ký) đều đã in dấu chân Lem. Tại một xưởng lụa, Lem đã được tận mắt chứng kiến quá trình xe tơ, dệt lụa, truyền thống. Lem chăm chú ngắm nhìn, từ những chú tằm trắng nõn mập mạp đang ăn lá dâu trên nong, đến những chú nhộng béo tròn đang cần mẫn nhả tơ, tự cuộn chặt mình trong kén. Vừa lắng nghe mẹ nói chuyện, Lem vừa tò mò xem xét những cái kén bị nhúng vào nước nóng, mềm ra và được kéo thành những sợi tơ mảnh, chắc. Những sợi tơ ấy được se thành từng ống sợi bóng mượt trước khi lắp vào khung cửi và dệt thành lụa. Ở Quảng Nam, bà ngoại đưa Lem tới thăm nhà cụ Thiều (anh trai của bà ngoại của mẹ, là cụ ngoại của con). Cụ Thiều hiện đang dưỡng già ở nhà ông Cảnh (con trai lớn của cụ).
Tạm biệt nắng gió mặn mòi của miền Trung Việt Nam, trở về Hà Nội, mẹ và Lem lại tất bật chuẩn bị hành trang để sang Melbourne - nơi bố đang tính từng ngày để gặp lại hai mẹ con.
Trước khi Lem tròn ba tuổi, mẹ và Lem lại tranh thủ về Việt Nam lần nữa trong một chuyến mẹ đi công tác. Phải nói rằng, Lem luôn luôn là người bạn đồng hành lý tưởng của mẹ đấy.
Người ta nói, "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hi vọng Lem cũng yêu thích những chuyến du lịch này như mẹ vậy nhé.
***
Mẹ nhớ lại ... Từ khi còn "bé tí", Lem đã cùng bố mẹ đi du lịch nhiều nơi.
Nếu không kể vài lần bay đi bay về giữa Hà Nội và Melbourne khi Lem còn nằm trong bụng mẹ, chuyến đi đầu tiên của Lem là hồi Lem hơn hai tháng tuổi, từ Úc bay về Việt Nam. Bé xíu nhưng Lem bay máy bay ngoan lắm nhé - cả chuyến bay dài Lem chỉ có bú mẹ và ngủ thôi.
Về tới Hà Nội vài ngày, bà ngoại đã rủ mẹ và Lem lên Hoà Bình chơi. Vậy là hơn ba tháng tuổi, Lem đã được ngồi ô tô du lịch lên Hoà Bình, đến thăm Suối Ngọc - Vua Bà.
Kể từ đó trở đi, Lem được bố mẹ cho đi du lịch khắp nơi, nhất là đi chơi xa. Các chuyến đi dài không làm hai mẹ con mình nản lòng, ngược lại, hình như những chuyến đi đã góp phần tạo nên sự dạn dĩ, ham khám phá ở con đấy.
***
Bây giờ mẹ mới kể, Lem rất thích đi chơi xa và ngủ ở khách sạn nhé. Hồi tròn sáu tháng tuổi, Lem đã theo bố mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh, nhân thể một chuyến bố đi công tác. Đến khách sạn, mẹ vừa thả Lem xuống chiếc giường cỡ lớn có bộ ga gối mới tinh và thơm phức, được gấp nếp gọn gàng, Lem đã cười "toe toét" (khoe hai chiếc răng cửa bé xíu!) và khoái chí lăn liền mấy vòng trên giường - giống như biểu diễn xiếc vậy. Lúc đó, Lem làm cho mẹ rất ngạc nhiên. Hành động của con thể hiện, con đã nhanh chóng cảm nhận được sự khác biệt dễ chịu của môi trường mới, và biết tỏ thái độ thích thú rõ rệt vì điều đó. Lần đó, bố được mời ở phòng "Suite", rất đẹp đẽ và rộng rãi. Hàng ngày, bà Nữ vẫn nấu và xay cháo ở nhà (theo công thức của mẹ) rồi mang lên khách sạn cho Lem ăn. Còn mẹ thì đặt Lem ngồi vào bồn rửa mặt để gội đầu và tắm táp cho Lem. Cái bồn tắm (trộm vía!) khá chật chội đối với Lem, nhưng dù sao Lem cũng đã rất thích được mẹ tắm cho bằng cách này.
Ở Sài Gòn về, Lem lại theo Công ty của bố đi tham quan ở Khu Du lịch Sinh Thái Thác Đa (Hà Tây). Khí hậu miền núi trong lành khiến cho Lem ngủ và chơi rất ngoan. Thêm vào đó là giường đệm rất êm, và lạ nữa, giúp Lem càng ngủ ngon hơn.
Lem tròn tám tháng tuổi, bố và mẹ lại "tha" Lem xuống thành phố biển Đồ Sơn (Hải Phòng). Lần này, Lem đã biết vịn thành giường để đứng dậy. Mẹ lúc bấy giờ mới mạnh dạn cho Lem ăn thức ăn đóng hộp sẵn. Đồ ăn sẵn thì không bao giờ tốt bằng đồ ăn tươi, nhưng vì không có điều kiện nấu nướng nên mẹ đành chuẩn bị cho con như vậy. Lem cũng không thích đồ hộp chút nào đâu, có lẽ do "chiều mẹ" thì Lem mới ăn thôi. Bởi thế về sau, đồ hộp của hãng thực phẩm Hipp mà mẹ cao hứng mua về cho Lem, phần lớn đều bị để quá hạn và bỏ đi.
Ở Đồ Sơn, lúc này Lem đã bò rất thành thạo nên suốt ngày trườn từ trên giường xuống nền nhà, bò tới bò lui không nghỉ. Vì thiếu kinh nghiệm (!) nên mẹ đã không nghĩ đến chuyện trải chăn xuống đất để tạo điều kiện cho Lem bò thoải mái. Đằng này, mẹ lại cứ ngồi "canh", bắt Lem chơi ở trên giường mà không cho bò xuống. Thế là suốt ngày, cả hai mẹ con chỉ có ngồi ôm lấy nhau thôi - thậm chí mẹ chẳng dám vào phòng tắm ấy chứ. Thật là buồn cười, con còn nhớ không?
***
Hơn một tuổi, Lem theo bố mẹ bay sang Úc, rồi làm một vòng tham quan Sydney - Melbourne - Hà Nội.
Tròn tuổi rưỡi, Lem đi nghỉ hè cùng với Văn phòng phòng cũ của mẹ (VILAF) ở Khu Du lịch Suối nước nóng V-Resort (Kim Bôi, Hoà Bình). Tại đây, Lem được làm quen với các bạn nhỏ cũng rất đáng yêu - trong đó có bạn Bíp sau này từng đi học Mẫu giáo O'hana cùng Lem đấy. Mọi người ai cũng quyến luyến Lem lắm. Nhất là cô Liên, một luật sư ưu tú; Cô Liên bảo cô rất có cảm tình với sự trầm tĩnh, chững chạc và vẻ tự tin của Lem.
Gần hai tuổi, Lem cùng bố mẹ tham gia chuyến du lịch Bangkok (Thái Lan) cũng do VILAF tổ chức. Chuyến đi này để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc cho Lem - mãi sau này Lem vẫn còn kể về nó, và vẫn nhớ gần hết tên các cô chú nhân viên/luật sư của Văn phòng mẹ.
Chuyến đi đánh dấu thời gian Lem tròn hai tuổi rưỡi là chuyến đi Sầm Sơn với VILAF. VILAF chọn ngày không đẹp, trời mưa bão "sầm sì" suốt kỳ nghỉ. Đợt đó Lem bị ốm, nhưng (mẹ) ham chơi nên cuối cùng cũng tranh thủ được một buổi Lem diện áo tắm ra biển tắm.
Ngay sau đó là chuyến đi vào Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong chuyến đi này, hai mẹ con mình đã có một thời gian thần tiên bên những người thân yêu nhất - gia đình bên ngoại - với bà ngoại, cậu Hiếu và dì Hương. Ở Đà Nẵng, Lem được tắm biển Mỹ Khê, thăm hòn Non Nước - Ngũ Hành Sơn. Lem còn cùng mẹ thăm nhà hai ông trẻ (các em của ông nội) - một nhà ở Quận Hải Châu, một nhà nằm bên bờ biển Đông ở Quận Sơn Trà. Tại Hội An, những con phố, những cây cầu cổ kính, những ngôi nhà với lối kiến trúc giao thoa của ba nền văn hóa Nhật - Trung - Việt (như Nhà Tấn Ký) đều đã in dấu chân Lem. Tại một xưởng lụa, Lem đã được tận mắt chứng kiến quá trình xe tơ, dệt lụa, truyền thống. Lem chăm chú ngắm nhìn, từ những chú tằm trắng nõn mập mạp đang ăn lá dâu trên nong, đến những chú nhộng béo tròn đang cần mẫn nhả tơ, tự cuộn chặt mình trong kén. Vừa lắng nghe mẹ nói chuyện, Lem vừa tò mò xem xét những cái kén bị nhúng vào nước nóng, mềm ra và được kéo thành những sợi tơ mảnh, chắc. Những sợi tơ ấy được se thành từng ống sợi bóng mượt trước khi lắp vào khung cửi và dệt thành lụa. Ở Quảng Nam, bà ngoại đưa Lem tới thăm nhà cụ Thiều (anh trai của bà ngoại của mẹ, là cụ ngoại của con). Cụ Thiều hiện đang dưỡng già ở nhà ông Cảnh (con trai lớn của cụ).
Tạm biệt nắng gió mặn mòi của miền Trung Việt Nam, trở về Hà Nội, mẹ và Lem lại tất bật chuẩn bị hành trang để sang Melbourne - nơi bố đang tính từng ngày để gặp lại hai mẹ con.
Trước khi Lem tròn ba tuổi, mẹ và Lem lại tranh thủ về Việt Nam lần nữa trong một chuyến mẹ đi công tác. Phải nói rằng, Lem luôn luôn là người bạn đồng hành lý tưởng của mẹ đấy.
Người ta nói, "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hi vọng Lem cũng yêu thích những chuyến du lịch này như mẹ vậy nhé.
Waltzing Matilda (tiếp theo #8)
Ngày 9 (2/1): Ballina - Port Macquaire - Port Stephens
Ballina
Trung tâm thành phố Ballina chỉ nho nhỏ nhưng nổi tiếng với quán tôm Big Prawn mở cửa 24 giờ một ngày. Song, cả nhà không kịp chờ mua tôm mà mua bánh mỳ nướng để ăn sáng. Bánh mỳ vừa mới ra lò, thơm cồn cào.
Bãi biển gần nhất là Shelly Beach. Sau một hồi lái xe qua những con đường đồi uốn lượn, Shelly Beach hiện ra ... với tấm biển "Bãi biển đóng cửa" to tướng. Biển tạm thời không tắm được vì ngoài khơi nghe bảo có sóng to, gió lớn. Chân trời mù mịt hơi nước, trời nắng nhưng nhiều mây, khí áp thấp, không khí đặc quánh và ẩm ướt báo hiệu những cơn bão lớn. Mẹ muốn chụp vài tấm ảnh mà phải lau đi lau lại ống kính mới chụp được. Tuy vậy, lác đác có vài gia đình vẫn tay trong tay đi dạo trên bãi biển hoặc xếp ghế bạt ngồi hóng gió.
Bãi biển đóng nhưng không ai cấm mọi người thả chân trần tản bộ trên bãi cát dài mát lạnh hay thả hồn với biển. Nếu ở Coffs Habour, bãi biển rải đầy sỏi trắng bé li ti, thì ở Shelly Beach, sóng xô bờ đùa giỡn với những hòn cuội đen bóng láng, tròn trịa như những chiếc bánh xe to bằng bàn tay em bé. Đá cuội "bị" sóng mài nhẵn thín, nằm im lìm trên bãi. Mẹ rủ Lem nhặt vài hòn cuội về nhà, vừa làm kỷ niệm, vừa hi vọng mẹ có thể dùng làm đồ nghề mát-xa*.
Lem dùng ngón tay tự viết tên mình trên bãi biển
Đá cuội
Port Macquaire
Rời bãi biển, cả nhà tìm chỗ ăn trưa rồi lại lên đường. Chiều tối, bố mẹ và Lem quyết định ghé vào Port Macquaire để nghỉ ngơi.
Lái xe từ phía này vào thành phố ...
*Phương pháp mát-xa dùng đá nóng để lưu thông huyết mạch, tẩy rửa độc tố, rất được ưa chuộng bởi các chuyên gia vật lý trị liệu. Phương pháp này bắt nguồn từ thời cổ đại, nay không chỉ phổ biến ở Nhật, Trung Quốc mà còn ở Mỹ, Hawaii và nhiều nơi khác trên thế giới. Ôi ... Chỉ cần nghĩ đến một không gian yên tĩnh, thoang thoảng mùi tinh dầu thơm, và một chiếc giường mát-xa êm ái, dù chưa có đá nóng đã thấy thư giãn lắm rồi ... Người ta bảo, khi không dùng đến thì những hòn đá mát-xa phải được xếp trực tiếp trên nền đất để đá tự làm sạch và tiếp thêm các năng lượng có ích.
Ballina
Trung tâm thành phố Ballina chỉ nho nhỏ nhưng nổi tiếng với quán tôm Big Prawn mở cửa 24 giờ một ngày. Song, cả nhà không kịp chờ mua tôm mà mua bánh mỳ nướng để ăn sáng. Bánh mỳ vừa mới ra lò, thơm cồn cào.
Bãi biển gần nhất là Shelly Beach. Sau một hồi lái xe qua những con đường đồi uốn lượn, Shelly Beach hiện ra ... với tấm biển "Bãi biển đóng cửa" to tướng. Biển tạm thời không tắm được vì ngoài khơi nghe bảo có sóng to, gió lớn. Chân trời mù mịt hơi nước, trời nắng nhưng nhiều mây, khí áp thấp, không khí đặc quánh và ẩm ướt báo hiệu những cơn bão lớn. Mẹ muốn chụp vài tấm ảnh mà phải lau đi lau lại ống kính mới chụp được. Tuy vậy, lác đác có vài gia đình vẫn tay trong tay đi dạo trên bãi biển hoặc xếp ghế bạt ngồi hóng gió.
Bãi biển đóng nhưng không ai cấm mọi người thả chân trần tản bộ trên bãi cát dài mát lạnh hay thả hồn với biển. Nếu ở Coffs Habour, bãi biển rải đầy sỏi trắng bé li ti, thì ở Shelly Beach, sóng xô bờ đùa giỡn với những hòn cuội đen bóng láng, tròn trịa như những chiếc bánh xe to bằng bàn tay em bé. Đá cuội "bị" sóng mài nhẵn thín, nằm im lìm trên bãi. Mẹ rủ Lem nhặt vài hòn cuội về nhà, vừa làm kỷ niệm, vừa hi vọng mẹ có thể dùng làm đồ nghề mát-xa*.
Lem dùng ngón tay tự viết tên mình trên bãi biển
Đá cuội
Port Macquaire
Rời bãi biển, cả nhà tìm chỗ ăn trưa rồi lại lên đường. Chiều tối, bố mẹ và Lem quyết định ghé vào Port Macquaire để nghỉ ngơi.
Lái xe từ phía này vào thành phố ...
*Phương pháp mát-xa dùng đá nóng để lưu thông huyết mạch, tẩy rửa độc tố, rất được ưa chuộng bởi các chuyên gia vật lý trị liệu. Phương pháp này bắt nguồn từ thời cổ đại, nay không chỉ phổ biến ở Nhật, Trung Quốc mà còn ở Mỹ, Hawaii và nhiều nơi khác trên thế giới. Ôi ... Chỉ cần nghĩ đến một không gian yên tĩnh, thoang thoảng mùi tinh dầu thơm, và một chiếc giường mát-xa êm ái, dù chưa có đá nóng đã thấy thư giãn lắm rồi ... Người ta bảo, khi không dùng đến thì những hòn đá mát-xa phải được xếp trực tiếp trên nền đất để đá tự làm sạch và tiếp thêm các năng lượng có ích.
Waltzing Maltida (tiếp theo #7)
Ngày 8 (1/1): Brisbane - Sunshine Coast - Ballina
Australia Zoo
Ngày đầu tiên của năm mới cũng là sinh nhật bố của Lem. Một chuỗi ngày với nhiều sự kiện đáng nhớ liên tiếp tưởng chừng khiến mọi người mệt mỏi nhưng thực tế lại không phải như vậy. Lem dậy sớm vừa kịp xem tường thuật đêm pháo hoa đón giao thừa trên Cầu Cảng Sydney. Bố hôm nay cũng dậy sớm để nhận lời chúc mừng sinh nhật từ hai mẹ con, nữa là để chuẩn bị hành lý để "check-out" khỏi khách sạn trước 10 giờ sáng. Quanh quẩn mãi đến 11 giờ sáng, cả nhà bắt đầu lên đường.
Mặc dù du lịch đường xa nhưng Lem vẫn nhận được nhiều quà sinh nhật lắm nhé. Quà của bố mẹ, của dì Hương và cậu Hiếu, lẫn quà của ông già No-en gửi cho Lem từ hôm trước vẫn còn chưa mở.
Lem say sưa mở quà sinh nhật trên xe này ...
Chẳng mấy chốc con đường Steve Irwin nổi tiếng dẫn vào Australia Zoo đã hiện ra trước mắt. Gia đình Irwin đã trở nên rất gần gũi với thiếu nhi Úc, đặc biệt là các khẩu hiệu về "Bảo tồn Thiên nhiên và Động vật Hoang dã" (Wildlife Conservation), được tuyên bố khắp nơi trong vườn thú, và là chủ đề chính của tất cả các màn trình diễn, giới thiệu về động vật.
Không quản thời mưa nắng thất thường, khách đến thăm vườn thú rất đông. Lem cùng bố mẹ chăm chỉ đi thăm tất cả các chuồng thú với tất cả nhiệt tình.
Cam Ranh Restaurant
Cả nhà rời Australia Zoo vừa đúng giờ đóng của với một tâm trạng bồi hồi, lưu luyến. Đây là điểm xa nhất về phía Bắc mà cả nhà đặt chân đến trong chuyến đi năm nay. Nếu trời không mưa, có lẽ cả nhà còn dành thời gian để chơi biển Sunshine Coast. Sẽ còn nhiều dịp khác, con yêu nhỉ.
Hôm nay là sinh nhật bố. Cả nhà quyết định chiều theo lựa chọn của bố, rẽ vào Brisbane và chạy xe suốt chừng mười lăm cây số để tìm một nhà hàng Việt Nam. Khu dân cư tập trung người Việt ở Brisbane là đây, quận Darra, nằm về phía Tây Bắc thành phố. Nhà hàng Cam Ranh nằm ở phía cuối đường, gần ga tàu - là một trong hai nhà hàng Việt-Hoa còn mở cửa. Mặc dù hôm nay là ngày Tết - Tết dương lịch - nhưng cả hai nhà hàng đều rất nhộn nhịp thực khách. Cam Ranh nhìn bề ngoài có vẻ nhỏ hơn nhiều so với Quê hương - nhà hàng này mang phong cách người Hoa thấy rõ, nằm cách Cam Ranh có một khúc quanh - nhưng Cam Ranh xem chừng lại nổi tiếng hơn. Tiếp đón gia đình Lem là ông chủ quán nhìn rất phong sương, dáng cao gầy, nhanh nhẹn, nói tiếng Anh thành thạo, và có vẻ rất từng trải trong bộ quần bò (jeans) và áo sơ-mi đen. Hình như chủ quán huy động cả gia đình ra phục vụ quán thì phải. Quán nhỏ và chỉ nhận tiền mặt (ngày lễ tết tính thêm 10% tiền dịch vụ). Ngồi ăn ở đây có cảm giác như ăn cỗ trong nhà một ai đó (!). Quan trọng là, thức ăn tuyệt ngon, rất hợp khẩu vị. Nhà hàng giới thiệu cho bố mẹ món cua bể xào gừng hành, rau muống non xào tỏi và canh để ăn với cơm nóng. Có món nem rán (còn gọi là chả giò, được cuốn rất to và không có rau xà-lách để ăn kèm như ở Melbourne) mẹ gọi phần Lem, cuối cùng Lem có dùng miếng nào đâu. Chả là Lem đã ngủ "khì" từ lúc còn chưa bước vào nhà hàng cơ. Bố mẹ phải thay nhau bế Lem để ăn tối. Lem thì cứ ngủ ngon lành như không có chuyện gì xảy ra vậy.
Rời khỏi Cam Ranh, Brisbane, bố lại chạy dọc theo Quốc lộ Pacific Highway để trở về ... miền nam. Đêm đó, cả nhà nghỉ lại ở Ballina, một thành phố xinh xắn nằm bên bờ Bắc sông Richmond. Thời gian này, nhiệt độ đã xuống thấp hơn nhiều so với những ngày trước. Cả nhà đâu có biết rằng, ngay sau khi bố mẹ và Lem đi khỏi Ballina, lụt bão đã kéo về gây bao nhiêu thiệt hại cho Queensland và vùng biên giới New South Wales này.
Australia Zoo
Ngày đầu tiên của năm mới cũng là sinh nhật bố của Lem. Một chuỗi ngày với nhiều sự kiện đáng nhớ liên tiếp tưởng chừng khiến mọi người mệt mỏi nhưng thực tế lại không phải như vậy. Lem dậy sớm vừa kịp xem tường thuật đêm pháo hoa đón giao thừa trên Cầu Cảng Sydney. Bố hôm nay cũng dậy sớm để nhận lời chúc mừng sinh nhật từ hai mẹ con, nữa là để chuẩn bị hành lý để "check-out" khỏi khách sạn trước 10 giờ sáng. Quanh quẩn mãi đến 11 giờ sáng, cả nhà bắt đầu lên đường.
Mặc dù du lịch đường xa nhưng Lem vẫn nhận được nhiều quà sinh nhật lắm nhé. Quà của bố mẹ, của dì Hương và cậu Hiếu, lẫn quà của ông già No-en gửi cho Lem từ hôm trước vẫn còn chưa mở.
Lem say sưa mở quà sinh nhật trên xe này ...
Chẳng mấy chốc con đường Steve Irwin nổi tiếng dẫn vào Australia Zoo đã hiện ra trước mắt. Gia đình Irwin đã trở nên rất gần gũi với thiếu nhi Úc, đặc biệt là các khẩu hiệu về "Bảo tồn Thiên nhiên và Động vật Hoang dã" (Wildlife Conservation), được tuyên bố khắp nơi trong vườn thú, và là chủ đề chính của tất cả các màn trình diễn, giới thiệu về động vật.
Không quản thời mưa nắng thất thường, khách đến thăm vườn thú rất đông. Lem cùng bố mẹ chăm chỉ đi thăm tất cả các chuồng thú với tất cả nhiệt tình.
Cam Ranh Restaurant
Cả nhà rời Australia Zoo vừa đúng giờ đóng của với một tâm trạng bồi hồi, lưu luyến. Đây là điểm xa nhất về phía Bắc mà cả nhà đặt chân đến trong chuyến đi năm nay. Nếu trời không mưa, có lẽ cả nhà còn dành thời gian để chơi biển Sunshine Coast. Sẽ còn nhiều dịp khác, con yêu nhỉ.
Hôm nay là sinh nhật bố. Cả nhà quyết định chiều theo lựa chọn của bố, rẽ vào Brisbane và chạy xe suốt chừng mười lăm cây số để tìm một nhà hàng Việt Nam. Khu dân cư tập trung người Việt ở Brisbane là đây, quận Darra, nằm về phía Tây Bắc thành phố. Nhà hàng Cam Ranh nằm ở phía cuối đường, gần ga tàu - là một trong hai nhà hàng Việt-Hoa còn mở cửa. Mặc dù hôm nay là ngày Tết - Tết dương lịch - nhưng cả hai nhà hàng đều rất nhộn nhịp thực khách. Cam Ranh nhìn bề ngoài có vẻ nhỏ hơn nhiều so với Quê hương - nhà hàng này mang phong cách người Hoa thấy rõ, nằm cách Cam Ranh có một khúc quanh - nhưng Cam Ranh xem chừng lại nổi tiếng hơn. Tiếp đón gia đình Lem là ông chủ quán nhìn rất phong sương, dáng cao gầy, nhanh nhẹn, nói tiếng Anh thành thạo, và có vẻ rất từng trải trong bộ quần bò (jeans) và áo sơ-mi đen. Hình như chủ quán huy động cả gia đình ra phục vụ quán thì phải. Quán nhỏ và chỉ nhận tiền mặt (ngày lễ tết tính thêm 10% tiền dịch vụ). Ngồi ăn ở đây có cảm giác như ăn cỗ trong nhà một ai đó (!). Quan trọng là, thức ăn tuyệt ngon, rất hợp khẩu vị. Nhà hàng giới thiệu cho bố mẹ món cua bể xào gừng hành, rau muống non xào tỏi và canh để ăn với cơm nóng. Có món nem rán (còn gọi là chả giò, được cuốn rất to và không có rau xà-lách để ăn kèm như ở Melbourne) mẹ gọi phần Lem, cuối cùng Lem có dùng miếng nào đâu. Chả là Lem đã ngủ "khì" từ lúc còn chưa bước vào nhà hàng cơ. Bố mẹ phải thay nhau bế Lem để ăn tối. Lem thì cứ ngủ ngon lành như không có chuyện gì xảy ra vậy.
Rời khỏi Cam Ranh, Brisbane, bố lại chạy dọc theo Quốc lộ Pacific Highway để trở về ... miền nam. Đêm đó, cả nhà nghỉ lại ở Ballina, một thành phố xinh xắn nằm bên bờ Bắc sông Richmond. Thời gian này, nhiệt độ đã xuống thấp hơn nhiều so với những ngày trước. Cả nhà đâu có biết rằng, ngay sau khi bố mẹ và Lem đi khỏi Ballina, lụt bão đã kéo về gây bao nhiêu thiệt hại cho Queensland và vùng biên giới New South Wales này.
Waltzing Matilda (tiếp theo #6)
Ngày 7 (31/12): Brisbane
Một ngày cuối năm đặc biệt. Lem vừa tỉnh giấc đã cười tươi như ánh nắng mặt trời, cho dù vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên và tò mò khi thức dậy trong căn phòng mới.
Ngồi trên giường khách sạn, Lem chăm chú ngắm nghía các từng đồ vật và vật trang trí, rồi hỏi mẹ: "Mẹ ơi, bao giờ thì nhà mình có nhà mới?" (Sau khi mẹ giải thích sơ qua, Lem đã hiểu ra: Nơi đây chỉ là khách sạn mà gia đình mình thuê khi đi du lịch, không phải nhà mới. Nhà của Lem và bố mẹ vẫn ở Melbourne, nơi có các bạn ở trường mẫu giáo đang đợi Lem đi du lịch về để cùng kỷ niệm sinh nhật với Lem kia!). Không đợi mẹ trả lời, Lem lại tiếp: "Khi nào mình có nhà mới thì mình cũng mua xe ô tô mới luôn, mẹ nhỉ!" Ôi, mẹ cũng hi vọng như thế, trong một ngày gần đây, con yêu ạ.
Mẹ cùng Lem đánh răng, tắm rửa, rồi giúp thay đồ và chải tóc gọn ghẽ cho Lem. Lem trông bỗng như "lớn" hơn hẳn mọi ngày. Con yêu bước sang tuổi mới mà. Không "cầm lòng" được, mẹ lại bật máy ảnh. Hôm nay Lem rất vui vẻ cộng tác với mẹ, thậm chí còn chịu khó làm theo đạo diễn của mẹ nữa. Chỉ tiếc là mẹ chụp hơi run tay - nếu không thì ảnh sẽ còn đẹp hơn rất nhiều (Chứ người mẫu thực tế của mẹ thì đáng yêu không chê vào đâu được!).
Ăn sáng xong, theo thói quen, Lem lại lấy giấy bút ra, rồi "hí hoáy" một lúc lâu. Lem hứng chí tự ngồi viết từ sô 1 đến số 10, viết đi viết lại nhiều dòng giống nhau, mỗi màu một màu, cho đến khi cả trang giấy vẽ khổ A3 trông giống như một bức tranh số vậy. Ngồi một lúc, Lem lại lấy sách truyện ra rủ mẹ đọc cùng.
Ngày cuối năm, trời nhiều mây và lất phất mưa phùn. Mẹ "hứng chí" nổi lửa thổi cơm để đãi cả nhà một bữa cơm "tất niên". Lem thấy mẹ xuống bếp nên cũng nhanh nhẹn đến giúp mẹ vo gạo, một công việc rất quen thuộc của Lem. Ngay gần khách sạn là một siêu thị nho nhỏ để phục vụ các nhu cầu mua đồ thực phẩm của mẹ. Mẹ nấu cơm bằng nồi điện - còn lại toàn bộ thức ăn được nấu bằng lò vi sóng. Bữa cơm đầm ấm nhân ngày sinh nhật hai mẹ con - ai cũng có vẻ ngon miệng lắm.
Bảo tàng Brisbane
Khách sạn chỉ cách trung tâm thành phố một quãng đi bộ. Nhưng sau mấy lần quay ra rồi lại trở vào, cả nhà quyết định lái xe đi, vì trời lúc mưa lúc tạnh - mưa bóng mây nhưng cũng đủ "làm ướt áo em" (lời một bài hát thiếu nhi).
Với thời tiết này thì các hoạt động trong nhà là thích hợp nhất. Thế là cả buổi chiều hôm đó, cả nhà dành thời gian tham quan Trung tâm Văn hoá Queensland (Chủ yếu là Bảo tàng Queensland). Quần thể Trung tâm Văn hoá Queensland là một ý tưởng độc đáo, bởi nó liên kết toàn bộ các tụ điểm văn hoá của Queensland, bao gồm Bảo tàng Queensland, Thư viện Tiểu bang, Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Queensland, Nhà Triển lãm Nghệ thuật Queensland, và Nhà Triển lãm Nghệ thuật Hiện đại.
Bảo tàng Queensland nằm bên bờ con sông dài và duyên dáng Brisbane. Theo sách vở, đã có lúc nước sông Brisbane trong đến nỗi người ta có thể nhìn xuyên tới đáy sông qua làn nước sâu 5, 6 mét. Dĩ nhiên, sự tập trung dân cư gia tăng theo thời gian đã khiến độ trong suốt của nước sông đổi khác. Nhưng ở một khúc sông, Hồ Wivenhoe, được tạo thành nhờ con đập ngăn sông Wivenhoe, vẫn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho cư dân Brisbane.
Trong bảo tàng, điều thu hút nhất đối với Lem vẫn là các bộ sưu tập về động vật. Ở bộ sưu tập về côn trùng có cánh, khách tham quan được mời xem các vật trưng bày qua kính lúp. Không chờ mẹ hướng dẫn, Lem đã nhanh nhẹn bước lên bục gỗ (có lẽ được cung cấp dành riêng cho các khách "nhí"), rồi tự điều chỉnh kính lúp để xem các bộ sưu tập côn trùng một cách say sưa. Có những con bọ cánh cứng chỉ nhỏ bằng đầu kim, nhưng cũng có những con gián to đùng bằng nửa bàn tay ... Thật KỲ thú!
Lem cũng thích khám phá về các loài khủng long, mặc dù luôn có ý thức rằng các chú khủng long khổng lồ trong Vườn khủng long của Bảo tàng chỉ là mô hình mà thôi.
Chừng xem xét đã mỏi mắt, chùn chân thì tự nhiên trước mắt cả nhà hiện ra một dãy ghế đệm sofa êm ái, mời mọc. Lem ngồi xuống, nhưng chừng chưa muốn nghỉ. Lem "tia" thấy ngay một chồng sách dày chễm chệ trên chiếc bàn vuông trước mặt. Lem cầm lên một cuốn giới thiệu về các loài vật dày cộp, nhờ mẹ đọc. Chỉ vài phút, Lem buông cuốn sách, vì "Truyện dài quá!", và ngay lập tức bị thu hút vào một cuốn truyện tranh về gia đình đà điểu rất là thú vị. Mẹ đọc đi đọc lại cuốn truyện hai lần cho Lem, thế mà bản thân mẹ cũng không thấy chán!
Nhờ chính bảo tàng này mà mẹ đã tìm ra ý nghĩa của "Waltzing Maltida" trong văn chương, để bây giờ mẹ dùng nó làm tiêu đề cho loạt bài viết về chuyến đi mùa hè '07-'08 cho con đó.
Đêm pháo hoa
Có ai nghĩ rằng năm nay gia đình nhỏ của Lem lại đón Năm mới Brisbane không nhỉ? Cho tới tận ngày hôm qua, bố mẹ còn không chắc ngày mai cả mình sẽ dừng chân ở đâu. Thế mà hôm nay, cả nhà đã thảnh thơi tản bộ bộ dọc South Bank, hòa vào dòng người đang tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời và ngóng chờ năm mới đến với tràn đầy hứng khởi.
Sau khi quầy quả đi tìm mua nến và bánh sinh nhật, cả nhà chọn một chỗ ngồi khá lý tưởng trước thềm quá cà phê Lagoon để chờ đón pháo hoa mừng sinh nhật. Mọi người ai cũng vui vẻ và thân thiện.
Tại Lagoon, Lem gặp Sophie, một người bạn mới. Mới gặp nhưng hai con đã quyến luyến như đã thân thiết từ lâu.
Đúng giờ này năm ấy
Bốn tiếng đồng hồ trôi qua đi nhanh chóng. Đúng chín giờ ba chín phút, bố thắp nến để chúc mừng con gái tròn bốn tuổi. Tuổi hồn nhiên và đáng yêu, tuổi của những điều khám phá đầu đời ngộ nghĩnh. Cả nhà hát chúc mừng sinh nhật con, rồi hát mừng sinh nhật mẹ.
Bài hát vừa dứt thì ngoài kia bầu trời bỗng sáng lên bởi ánh pháo hoa. Màn pháo hoa chúc mừng sinh nhật mà Lem đã đón chờ từ mấy hôm nay, và cũng là loạt pháo hoa đón năm mới đầu tiên, được bắt đầu sớm để phục vụ các khán giả "nhí".
Lem vừa xem pháo hoa vừa bịt tai.
Được một lúc thì Lem buồn ngủ díu mắt (Giống hệt như bốn năm trước đây. Lọt lòng mẹ, Lem mở mắt nhìn bố, nhoẻn cười với bà, rúc vào ngực mẹ - nhưng chỉ trong chốc lát, sau khi được tắm táp sạch sẽ, đã ngủ "say như mít" một mạch tới sáng hôm sau.)
Lem diễn lại cảnh bốn năm trước đây. Đóng kịch rồi ngủ thật luôn này.
Hết pháo hoa, bố mẹ vẫn nấn ná ngồi thêm một chút nữa bên bờ sông, với Lem "say giấc nồng" trong vòng tay bố mẹ. South Bank ngày càng đông đúc và nhộn nhịp tiếng nhạc xen lẫn tiếng nói cười sôi nổi. Khoảng 11 giờ rưỡi, bố mẹ rời South Bank trở về khách sạn, hồi hộp chờ đón màn biểu diễn pháo hoa trên cầu Sydney's Habour Bridge được truyền hình trực tiếp toàn quốc lúc Giao thừa.
Phút giây đầu tiên của 2008, từ dưới cửa sổ khách sạn vọng vào tiếng nói cười sảng khoái của mấy đám thanh niên đi chơi khuya trên phố - "Chúc mừng Năm mới!"
Một ngày cuối năm đặc biệt. Lem vừa tỉnh giấc đã cười tươi như ánh nắng mặt trời, cho dù vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên và tò mò khi thức dậy trong căn phòng mới.
Ngồi trên giường khách sạn, Lem chăm chú ngắm nghía các từng đồ vật và vật trang trí, rồi hỏi mẹ: "Mẹ ơi, bao giờ thì nhà mình có nhà mới?" (Sau khi mẹ giải thích sơ qua, Lem đã hiểu ra: Nơi đây chỉ là khách sạn mà gia đình mình thuê khi đi du lịch, không phải nhà mới. Nhà của Lem và bố mẹ vẫn ở Melbourne, nơi có các bạn ở trường mẫu giáo đang đợi Lem đi du lịch về để cùng kỷ niệm sinh nhật với Lem kia!). Không đợi mẹ trả lời, Lem lại tiếp: "Khi nào mình có nhà mới thì mình cũng mua xe ô tô mới luôn, mẹ nhỉ!" Ôi, mẹ cũng hi vọng như thế, trong một ngày gần đây, con yêu ạ.
Mẹ cùng Lem đánh răng, tắm rửa, rồi giúp thay đồ và chải tóc gọn ghẽ cho Lem. Lem trông bỗng như "lớn" hơn hẳn mọi ngày. Con yêu bước sang tuổi mới mà. Không "cầm lòng" được, mẹ lại bật máy ảnh. Hôm nay Lem rất vui vẻ cộng tác với mẹ, thậm chí còn chịu khó làm theo đạo diễn của mẹ nữa. Chỉ tiếc là mẹ chụp hơi run tay - nếu không thì ảnh sẽ còn đẹp hơn rất nhiều (Chứ người mẫu thực tế của mẹ thì đáng yêu không chê vào đâu được!).
Ăn sáng xong, theo thói quen, Lem lại lấy giấy bút ra, rồi "hí hoáy" một lúc lâu. Lem hứng chí tự ngồi viết từ sô 1 đến số 10, viết đi viết lại nhiều dòng giống nhau, mỗi màu một màu, cho đến khi cả trang giấy vẽ khổ A3 trông giống như một bức tranh số vậy. Ngồi một lúc, Lem lại lấy sách truyện ra rủ mẹ đọc cùng.
Ngày cuối năm, trời nhiều mây và lất phất mưa phùn. Mẹ "hứng chí" nổi lửa thổi cơm để đãi cả nhà một bữa cơm "tất niên". Lem thấy mẹ xuống bếp nên cũng nhanh nhẹn đến giúp mẹ vo gạo, một công việc rất quen thuộc của Lem. Ngay gần khách sạn là một siêu thị nho nhỏ để phục vụ các nhu cầu mua đồ thực phẩm của mẹ. Mẹ nấu cơm bằng nồi điện - còn lại toàn bộ thức ăn được nấu bằng lò vi sóng. Bữa cơm đầm ấm nhân ngày sinh nhật hai mẹ con - ai cũng có vẻ ngon miệng lắm.
Bảo tàng Brisbane
Khách sạn chỉ cách trung tâm thành phố một quãng đi bộ. Nhưng sau mấy lần quay ra rồi lại trở vào, cả nhà quyết định lái xe đi, vì trời lúc mưa lúc tạnh - mưa bóng mây nhưng cũng đủ "làm ướt áo em" (lời một bài hát thiếu nhi).
Với thời tiết này thì các hoạt động trong nhà là thích hợp nhất. Thế là cả buổi chiều hôm đó, cả nhà dành thời gian tham quan Trung tâm Văn hoá Queensland (Chủ yếu là Bảo tàng Queensland). Quần thể Trung tâm Văn hoá Queensland là một ý tưởng độc đáo, bởi nó liên kết toàn bộ các tụ điểm văn hoá của Queensland, bao gồm Bảo tàng Queensland, Thư viện Tiểu bang, Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Queensland, Nhà Triển lãm Nghệ thuật Queensland, và Nhà Triển lãm Nghệ thuật Hiện đại.
Bảo tàng Queensland nằm bên bờ con sông dài và duyên dáng Brisbane. Theo sách vở, đã có lúc nước sông Brisbane trong đến nỗi người ta có thể nhìn xuyên tới đáy sông qua làn nước sâu 5, 6 mét. Dĩ nhiên, sự tập trung dân cư gia tăng theo thời gian đã khiến độ trong suốt của nước sông đổi khác. Nhưng ở một khúc sông, Hồ Wivenhoe, được tạo thành nhờ con đập ngăn sông Wivenhoe, vẫn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho cư dân Brisbane.
Trong bảo tàng, điều thu hút nhất đối với Lem vẫn là các bộ sưu tập về động vật. Ở bộ sưu tập về côn trùng có cánh, khách tham quan được mời xem các vật trưng bày qua kính lúp. Không chờ mẹ hướng dẫn, Lem đã nhanh nhẹn bước lên bục gỗ (có lẽ được cung cấp dành riêng cho các khách "nhí"), rồi tự điều chỉnh kính lúp để xem các bộ sưu tập côn trùng một cách say sưa. Có những con bọ cánh cứng chỉ nhỏ bằng đầu kim, nhưng cũng có những con gián to đùng bằng nửa bàn tay ... Thật KỲ thú!
Lem cũng thích khám phá về các loài khủng long, mặc dù luôn có ý thức rằng các chú khủng long khổng lồ trong Vườn khủng long của Bảo tàng chỉ là mô hình mà thôi.
Chừng xem xét đã mỏi mắt, chùn chân thì tự nhiên trước mắt cả nhà hiện ra một dãy ghế đệm sofa êm ái, mời mọc. Lem ngồi xuống, nhưng chừng chưa muốn nghỉ. Lem "tia" thấy ngay một chồng sách dày chễm chệ trên chiếc bàn vuông trước mặt. Lem cầm lên một cuốn giới thiệu về các loài vật dày cộp, nhờ mẹ đọc. Chỉ vài phút, Lem buông cuốn sách, vì "Truyện dài quá!", và ngay lập tức bị thu hút vào một cuốn truyện tranh về gia đình đà điểu rất là thú vị. Mẹ đọc đi đọc lại cuốn truyện hai lần cho Lem, thế mà bản thân mẹ cũng không thấy chán!
Nhờ chính bảo tàng này mà mẹ đã tìm ra ý nghĩa của "Waltzing Maltida" trong văn chương, để bây giờ mẹ dùng nó làm tiêu đề cho loạt bài viết về chuyến đi mùa hè '07-'08 cho con đó.
Đêm pháo hoa
Có ai nghĩ rằng năm nay gia đình nhỏ của Lem lại đón Năm mới Brisbane không nhỉ? Cho tới tận ngày hôm qua, bố mẹ còn không chắc ngày mai cả mình sẽ dừng chân ở đâu. Thế mà hôm nay, cả nhà đã thảnh thơi tản bộ bộ dọc South Bank, hòa vào dòng người đang tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời và ngóng chờ năm mới đến với tràn đầy hứng khởi.
Sau khi quầy quả đi tìm mua nến và bánh sinh nhật, cả nhà chọn một chỗ ngồi khá lý tưởng trước thềm quá cà phê Lagoon để chờ đón pháo hoa mừng sinh nhật. Mọi người ai cũng vui vẻ và thân thiện.
Tại Lagoon, Lem gặp Sophie, một người bạn mới. Mới gặp nhưng hai con đã quyến luyến như đã thân thiết từ lâu.
Đúng giờ này năm ấy
Bốn tiếng đồng hồ trôi qua đi nhanh chóng. Đúng chín giờ ba chín phút, bố thắp nến để chúc mừng con gái tròn bốn tuổi. Tuổi hồn nhiên và đáng yêu, tuổi của những điều khám phá đầu đời ngộ nghĩnh. Cả nhà hát chúc mừng sinh nhật con, rồi hát mừng sinh nhật mẹ.
Bài hát vừa dứt thì ngoài kia bầu trời bỗng sáng lên bởi ánh pháo hoa. Màn pháo hoa chúc mừng sinh nhật mà Lem đã đón chờ từ mấy hôm nay, và cũng là loạt pháo hoa đón năm mới đầu tiên, được bắt đầu sớm để phục vụ các khán giả "nhí".
Lem vừa xem pháo hoa vừa bịt tai.
Được một lúc thì Lem buồn ngủ díu mắt (Giống hệt như bốn năm trước đây. Lọt lòng mẹ, Lem mở mắt nhìn bố, nhoẻn cười với bà, rúc vào ngực mẹ - nhưng chỉ trong chốc lát, sau khi được tắm táp sạch sẽ, đã ngủ "say như mít" một mạch tới sáng hôm sau.)
Lem diễn lại cảnh bốn năm trước đây. Đóng kịch rồi ngủ thật luôn này.
Hết pháo hoa, bố mẹ vẫn nấn ná ngồi thêm một chút nữa bên bờ sông, với Lem "say giấc nồng" trong vòng tay bố mẹ. South Bank ngày càng đông đúc và nhộn nhịp tiếng nhạc xen lẫn tiếng nói cười sôi nổi. Khoảng 11 giờ rưỡi, bố mẹ rời South Bank trở về khách sạn, hồi hộp chờ đón màn biểu diễn pháo hoa trên cầu Sydney's Habour Bridge được truyền hình trực tiếp toàn quốc lúc Giao thừa.
Phút giây đầu tiên của 2008, từ dưới cửa sổ khách sạn vọng vào tiếng nói cười sảng khoái của mấy đám thanh niên đi chơi khuya trên phố - "Chúc mừng Năm mới!"
Waltzing Matilda (tiếp theo #5)
Ngày 6 (30/12): Coolangatta - Sea World - Brisbane
Như thường lệ, lúc mẹ thức dậy thì cũng là lúc Lem tỉnh giấc. Mẹ gợi ý Lem ngủ thêm, nhưng Lem tinh nghịch mượn câu nói của một nhân vật trong cuốn sách "Things I like" vừa đọc hôm qua để trả lời mẹ, "Con thích dậy sớm!" (nguyên văn "I like waking up early."). Rồi Lem giục mẹ dẫn đi chơi.
Trời thật lạnh. Theo dự báo thì có lẽ bão đã tới Queensland; Thảo nào mấy hôm nay trời hiếm khi nào quang mây. Sông Tweed lặng lờ trôi, thỉnh thoáng gió lại đẩy sóng vỗ oàm oạp vào mép sông, làm nổi lên từng đống bọt trắng. Lem nghịch nước một lúc trong lúc chờ bố dậy, rồi cả nhà lại sẵn sàng lên đường.
Mọi người chắc sẽ hỏi cắm trại ngoài trời thì Lem làm vệ sinh cá nhân ở đâu nhỉ. Đương nhiên là "đúng nơi quy định" rồi. Đất nước du lịch như Úc, tất nhiên, không thiếu nhà tắm luôn được giữ gìn sạch sẽ ở bất kỳ khu vực sinh hoạt cộng đồng nào. Nhưng xin thưa, lý tưởng nhất vẫn là nhà tắm của dây chuyền đồ ăn nhanh McDonald's.
Tới nhà hàng có chữ M màu vàng to tướng đầu tiên gặp trên đường, bố vào mua đồ ăn sáng trong khi mẹ gặp quản lý mượn chìa khoá phòng tắm để tranh thủ cùng Lem tắm rửa và thay đồ. Xong đâu đấy, sạch sẽ tinh tươm và no nê, cả nhà phóng thẳng tới Sea World - một trong các điểm đến mà Lem đã mong đợi từ mấy hôm nay.
Gặp gỡ Elmo và các bạn
Có thể nói, nếu đến Gold Coast mà chưa một lần tới các công viên giải trí, được gọi là "Theme Parks", thì có lẽ chưa thực sự đến đây. Có thể các công viên này chẳng có gì gọi là "quá" hoành tráng so với nhiều trung tâm giải trí khác trên thế giới (mẹ đang nghĩ đến Disneyland ở California), nhưng ít ra Sea World cũng đã đem đến cho gia đình mình một ngày nghỉ vui vẻ và để lại cho Lem nhiều ấn tượng sâu sắc.
11 giờ sáng, bãi đỗ xe đã chật cứng. Đi bộ từ chỗ đỗ xe vào khá xa - có cảm giác như cả nước Úc đổ về đây hôm nay.
Sea World chào đón Lem bằng một màn trình diễn lướt ván nghệ thuật hoàng tráng. Trời chốc mưa chốc tạnh nhưng không làm nản lòng khách du lịch.
Các chương trình biểu diễn đặc biệt cứ nối tiếp nhau. Mọi người có khoảng chưa đầy 10 phút để di chuyển từ địa điểm này tới địa điểm kia. Trong khi đó, mỗi địa điểm lại tuân thủ chính sách đóng cửa sớm trước giờ bắt đầu, để giữ trật tự. Cứ thế, mặc kệ những cơn mưa bóng mây đỏng đảnh, cả nhà lại theo dòng người di chuyển cho kịp các chương trình biểu diễn. Đầu tiên là chương trình "Sư tử biển làm Thám tử". Tiếp đến là "Vũng Cá heo", "Bãi Gấu trắng", rồi "Vịnh Cá mập và Thủy cung".
Một kỷ niệm dễ thương nữa của Lem, đó là lần đầu tiên Lem được gặp các nhân vật trong Sesame Street, chương trình giáo dục mẫu giáo được trẻ em cả thế giới yêu chuộng. "Bãi biển Sesame Street" nhộn nhịp vì tiếng nhạc phát ra từ sân khấu, nơi có Bert, Ernie múa hát cùng Elmo, Zoe, Big Bird, Grover và Cookie Monster.
Đoạn phim ngắn không gian ba chiều về Bảo vệ Môi trường cũng là một điểm dừng hấp dẫn. Như người lớn, Lem hào hứng nhận từ tay các nhân viên rạp chiếu phim đeo đôi kính đặc dụng để xem phim ba chiều và cẩn thận đeo lên mắt. Phim ngắn, nhưng hình ảnh rất đẹp và ý nghĩa. Ý nghĩa đến nỗi đến cuối phim, khi màn hình chiếu đoạn rừng xanh bị con người tàn phá khiến nhiều động vật hoảng loạn vì môi trường sống bị huỷ hoại, Lem đã khóc oà lên vì thương cảm (và có lẽ cả sợ hãi nữa!). Đây không phải là lần đầu Lem khóc khi xem đến một đoạn phim cảm động. Con thật là nhạy cảm quá, con gái yêu ạ.
Công viên đóng cửa khá sớm. Tuy nhiên, trước khi ra về, Lem còn kéo tay bố mẹ ghé thăm bể bể nuôi cá heo con như đã dự định trước. Những chú cá heo con thấy Lem liền bơi lại gần, ngóc đầu chào, rồi cong lưng biểu diễn, trước khi lặn một hơi ra xa.
Gần bể cá heo là mô hình chiếc tàu thám hiểm Endeavour nổi tiếng của Thuyền trưởng Cook lừng danh. Mặc dù cầu tàu và lòng tàu đẫm nước mưa trơn tuột, Lem vẫn thoăn thoắt trèo lên tàu và bắt đầu chuyến thám hiểm nho nhỏ của mình.
Theo lịch sử, năm 1770, chiếc Endeavour do James Cook chỉ huy đã từ nước Anh vượt Thái Bình Dương cập bến bờ biển đông nam của châu Úc (nơi được James Cook đặt tên là Botany Bay), đánh dấu sự phát kiến của người châu Âu về châu lục này. Sau đó không lâu, chiếc Endeavour bị mắc cạn trên một bãi cát ngầm ở The Great Barrier Reef, nhưng cuối cùng đã được sửa chữa và an toàn trở về Anh Quốc, sau khi James Cook tuyên bố toàn bộ bờ biển phía đông châu Úc thuộc quyền sở hữu của Nữ hoàng Anh.
Mặc dù sự kiện năm 1770 trong lịch sử Úc vẫn gây nhiều tranh cãi (về quyền sở hữu của thổ dân vs. đế quốc Anh), nhưng với gia đình mình, kết thúc một ngày dạo chơi bằng chuyến viếng thăm về lịch sử này cũng khá thú vị đấy chứ.
Chợ cá nhà chú Peter
Trời càng mưa lạnh mẹ lại càng "thèm" ăn hải sản, thế mới lạ chứ :) Ngay trên Sea World Drive là tiệm "fish and chips" rất nổi tiếng đối với người địa phương, "Peter's Fish Market". Cửa hàng nằm quay lưng ra sông Nerang, một bên hông là bãi cỏ rộng với những dãy ghế băng picnic bằng gỗ. Gọi là "Chợ cá" vì ở đây, khách hàng không chỉ được đầu bếp chiêu đãi món "fish and chips" tươi ròn gói trong giấy to bản rất đúng kiểu, mà còn có thể tự tay chọn mua hải sản tươi bày ở phía ngoài rồi đưa nhà bếp chế biến hộ. Thực đơn không chỉ có cá tươi các loại, mà còn có hào, sò, trai, cua bể, tôm càng, tôm hùm, và món yêu thích của người Úc, tạm gọi là tôm rồng (con yabby). Chỉ có lưu ý là, lẫn giữa những món hàng tươi thì cửa hàng có bán cả hàng nhập khẩu, như cá basa/dory của Việt Nam chẳng hạn!
Lem cùng bố mẹ đứng xếp hàng chờ đến lượt mua cá một cách nhẫn nại. Cửa hàng khá rộng rãi nhưng chật ních, người đứng chờ, kẻ ngồi ăn. Thật vui!
Trời mưa càng lúc càng to. Bố mẹ đi đến quyết định mang tính chiến lược. Đó là ăn tối xong, cả nhà sẽ rời Surfers Paradise đi Brisbane luôn, chứ không ở lại để đi biển hay đi Movie World nữa. Lem có vẻ không phản đối gì đối với sự thay đổi kế hoạch này. Hi vọng sẽ nhà mình sẽ lại có dịp trở lại Gold Coast trong một ngày không xa!
Dochester Inn
Lần này, bố mẹ và Lem có phần may mắn hơn trong việc đặt nhà nghỉ. Mười một giờ đêm, sau một hồi đàm thoại với một loạt khách sạn ở Brisbane, mẹ mới tìm được một khách sạn còn phòng trống. Mẹ mừng rỡ hẹn chủ khách sạn, mình sẽ có mặt ở Brisbane trong vòng nửa tiếng nữa. Chủ khách sạn chỉ hỏi tên mẹ mà không cần lấy chi tiết thẻ tín dụng để giữ chỗ. Có lẽ họ cũng tin tưởng rằng, ai mà gọi điện vào lúc nửa đêm thế này để đặt phòng thì chắc chắn là không có ý định đùa cợt.
Nửa tiếng trở thành hơn một tiếng vì bố và mẹ cố gắng lắm mới tìm được đường đi. Chả là đường quốc lộ South East Freeway nối thẳng vào Riverside Expressway, không chạy vào trung tâm. Thế là bố chạy xe qua, và tiện đường ra khỏi thành phố luôn lúc nào chẳng hay. Sau một hồi rẽ ngang rẽ ngược, cuối cùng thì cả nhà cũng tới được khách sạn, và làm một giấc ngon lành tới sáng.
Đêm đó, Lem có thức dậy một lần. Lúc mẹ mở mắt, mẹ thấy Lem ngồi "chóc ngóc" trên chiếc giường con, và hỏi mẹ (bằng tiếng Anh), "Mẹ ơi, mình đang ở nhà mới hả mẹ?"...
Như thường lệ, lúc mẹ thức dậy thì cũng là lúc Lem tỉnh giấc. Mẹ gợi ý Lem ngủ thêm, nhưng Lem tinh nghịch mượn câu nói của một nhân vật trong cuốn sách "Things I like" vừa đọc hôm qua để trả lời mẹ, "Con thích dậy sớm!" (nguyên văn "I like waking up early."). Rồi Lem giục mẹ dẫn đi chơi.
Trời thật lạnh. Theo dự báo thì có lẽ bão đã tới Queensland; Thảo nào mấy hôm nay trời hiếm khi nào quang mây. Sông Tweed lặng lờ trôi, thỉnh thoáng gió lại đẩy sóng vỗ oàm oạp vào mép sông, làm nổi lên từng đống bọt trắng. Lem nghịch nước một lúc trong lúc chờ bố dậy, rồi cả nhà lại sẵn sàng lên đường.
Mọi người chắc sẽ hỏi cắm trại ngoài trời thì Lem làm vệ sinh cá nhân ở đâu nhỉ. Đương nhiên là "đúng nơi quy định" rồi. Đất nước du lịch như Úc, tất nhiên, không thiếu nhà tắm luôn được giữ gìn sạch sẽ ở bất kỳ khu vực sinh hoạt cộng đồng nào. Nhưng xin thưa, lý tưởng nhất vẫn là nhà tắm của dây chuyền đồ ăn nhanh McDonald's.
Tới nhà hàng có chữ M màu vàng to tướng đầu tiên gặp trên đường, bố vào mua đồ ăn sáng trong khi mẹ gặp quản lý mượn chìa khoá phòng tắm để tranh thủ cùng Lem tắm rửa và thay đồ. Xong đâu đấy, sạch sẽ tinh tươm và no nê, cả nhà phóng thẳng tới Sea World - một trong các điểm đến mà Lem đã mong đợi từ mấy hôm nay.
Gặp gỡ Elmo và các bạn
Có thể nói, nếu đến Gold Coast mà chưa một lần tới các công viên giải trí, được gọi là "Theme Parks", thì có lẽ chưa thực sự đến đây. Có thể các công viên này chẳng có gì gọi là "quá" hoành tráng so với nhiều trung tâm giải trí khác trên thế giới (mẹ đang nghĩ đến Disneyland ở California), nhưng ít ra Sea World cũng đã đem đến cho gia đình mình một ngày nghỉ vui vẻ và để lại cho Lem nhiều ấn tượng sâu sắc.
11 giờ sáng, bãi đỗ xe đã chật cứng. Đi bộ từ chỗ đỗ xe vào khá xa - có cảm giác như cả nước Úc đổ về đây hôm nay.
Sea World chào đón Lem bằng một màn trình diễn lướt ván nghệ thuật hoàng tráng. Trời chốc mưa chốc tạnh nhưng không làm nản lòng khách du lịch.
Các chương trình biểu diễn đặc biệt cứ nối tiếp nhau. Mọi người có khoảng chưa đầy 10 phút để di chuyển từ địa điểm này tới địa điểm kia. Trong khi đó, mỗi địa điểm lại tuân thủ chính sách đóng cửa sớm trước giờ bắt đầu, để giữ trật tự. Cứ thế, mặc kệ những cơn mưa bóng mây đỏng đảnh, cả nhà lại theo dòng người di chuyển cho kịp các chương trình biểu diễn. Đầu tiên là chương trình "Sư tử biển làm Thám tử". Tiếp đến là "Vũng Cá heo", "Bãi Gấu trắng", rồi "Vịnh Cá mập và Thủy cung".
Một kỷ niệm dễ thương nữa của Lem, đó là lần đầu tiên Lem được gặp các nhân vật trong Sesame Street, chương trình giáo dục mẫu giáo được trẻ em cả thế giới yêu chuộng. "Bãi biển Sesame Street" nhộn nhịp vì tiếng nhạc phát ra từ sân khấu, nơi có Bert, Ernie múa hát cùng Elmo, Zoe, Big Bird, Grover và Cookie Monster.
Đoạn phim ngắn không gian ba chiều về Bảo vệ Môi trường cũng là một điểm dừng hấp dẫn. Như người lớn, Lem hào hứng nhận từ tay các nhân viên rạp chiếu phim đeo đôi kính đặc dụng để xem phim ba chiều và cẩn thận đeo lên mắt. Phim ngắn, nhưng hình ảnh rất đẹp và ý nghĩa. Ý nghĩa đến nỗi đến cuối phim, khi màn hình chiếu đoạn rừng xanh bị con người tàn phá khiến nhiều động vật hoảng loạn vì môi trường sống bị huỷ hoại, Lem đã khóc oà lên vì thương cảm (và có lẽ cả sợ hãi nữa!). Đây không phải là lần đầu Lem khóc khi xem đến một đoạn phim cảm động. Con thật là nhạy cảm quá, con gái yêu ạ.
Công viên đóng cửa khá sớm. Tuy nhiên, trước khi ra về, Lem còn kéo tay bố mẹ ghé thăm bể bể nuôi cá heo con như đã dự định trước. Những chú cá heo con thấy Lem liền bơi lại gần, ngóc đầu chào, rồi cong lưng biểu diễn, trước khi lặn một hơi ra xa.
Gần bể cá heo là mô hình chiếc tàu thám hiểm Endeavour nổi tiếng của Thuyền trưởng Cook lừng danh. Mặc dù cầu tàu và lòng tàu đẫm nước mưa trơn tuột, Lem vẫn thoăn thoắt trèo lên tàu và bắt đầu chuyến thám hiểm nho nhỏ của mình.
Theo lịch sử, năm 1770, chiếc Endeavour do James Cook chỉ huy đã từ nước Anh vượt Thái Bình Dương cập bến bờ biển đông nam của châu Úc (nơi được James Cook đặt tên là Botany Bay), đánh dấu sự phát kiến của người châu Âu về châu lục này. Sau đó không lâu, chiếc Endeavour bị mắc cạn trên một bãi cát ngầm ở The Great Barrier Reef, nhưng cuối cùng đã được sửa chữa và an toàn trở về Anh Quốc, sau khi James Cook tuyên bố toàn bộ bờ biển phía đông châu Úc thuộc quyền sở hữu của Nữ hoàng Anh.
Mặc dù sự kiện năm 1770 trong lịch sử Úc vẫn gây nhiều tranh cãi (về quyền sở hữu của thổ dân vs. đế quốc Anh), nhưng với gia đình mình, kết thúc một ngày dạo chơi bằng chuyến viếng thăm về lịch sử này cũng khá thú vị đấy chứ.
Chợ cá nhà chú Peter
Trời càng mưa lạnh mẹ lại càng "thèm" ăn hải sản, thế mới lạ chứ :) Ngay trên Sea World Drive là tiệm "fish and chips" rất nổi tiếng đối với người địa phương, "Peter's Fish Market". Cửa hàng nằm quay lưng ra sông Nerang, một bên hông là bãi cỏ rộng với những dãy ghế băng picnic bằng gỗ. Gọi là "Chợ cá" vì ở đây, khách hàng không chỉ được đầu bếp chiêu đãi món "fish and chips" tươi ròn gói trong giấy to bản rất đúng kiểu, mà còn có thể tự tay chọn mua hải sản tươi bày ở phía ngoài rồi đưa nhà bếp chế biến hộ. Thực đơn không chỉ có cá tươi các loại, mà còn có hào, sò, trai, cua bể, tôm càng, tôm hùm, và món yêu thích của người Úc, tạm gọi là tôm rồng (con yabby). Chỉ có lưu ý là, lẫn giữa những món hàng tươi thì cửa hàng có bán cả hàng nhập khẩu, như cá basa/dory của Việt Nam chẳng hạn!
Lem cùng bố mẹ đứng xếp hàng chờ đến lượt mua cá một cách nhẫn nại. Cửa hàng khá rộng rãi nhưng chật ních, người đứng chờ, kẻ ngồi ăn. Thật vui!
Trời mưa càng lúc càng to. Bố mẹ đi đến quyết định mang tính chiến lược. Đó là ăn tối xong, cả nhà sẽ rời Surfers Paradise đi Brisbane luôn, chứ không ở lại để đi biển hay đi Movie World nữa. Lem có vẻ không phản đối gì đối với sự thay đổi kế hoạch này. Hi vọng sẽ nhà mình sẽ lại có dịp trở lại Gold Coast trong một ngày không xa!
Dochester Inn
Lần này, bố mẹ và Lem có phần may mắn hơn trong việc đặt nhà nghỉ. Mười một giờ đêm, sau một hồi đàm thoại với một loạt khách sạn ở Brisbane, mẹ mới tìm được một khách sạn còn phòng trống. Mẹ mừng rỡ hẹn chủ khách sạn, mình sẽ có mặt ở Brisbane trong vòng nửa tiếng nữa. Chủ khách sạn chỉ hỏi tên mẹ mà không cần lấy chi tiết thẻ tín dụng để giữ chỗ. Có lẽ họ cũng tin tưởng rằng, ai mà gọi điện vào lúc nửa đêm thế này để đặt phòng thì chắc chắn là không có ý định đùa cợt.
Nửa tiếng trở thành hơn một tiếng vì bố và mẹ cố gắng lắm mới tìm được đường đi. Chả là đường quốc lộ South East Freeway nối thẳng vào Riverside Expressway, không chạy vào trung tâm. Thế là bố chạy xe qua, và tiện đường ra khỏi thành phố luôn lúc nào chẳng hay. Sau một hồi rẽ ngang rẽ ngược, cuối cùng thì cả nhà cũng tới được khách sạn, và làm một giấc ngon lành tới sáng.
Đêm đó, Lem có thức dậy một lần. Lúc mẹ mở mắt, mẹ thấy Lem ngồi "chóc ngóc" trên chiếc giường con, và hỏi mẹ (bằng tiếng Anh), "Mẹ ơi, mình đang ở nhà mới hả mẹ?"...
Waltzing Matilda (tiếp theo #4)
Ngày 5 (29/12): Coffs Habour - Byron Bay - Surfers Paradise
Vùng biển Coffs Habour là nơi gặp gỡ của các dòng hải lưu nhiệt đới và các dòng ôn đới (Điều này giải thích tại sao chiều hôm qua Lem và mẹ lại thấy ngoài vịnh tập trung nhiều loại cá đặc biệt đến thế). Từ chỗ nghỉ đi ra biển rất gần. Chơi được một lúc, bố mẹ đều cảm thấy biển đây có gì đó là lạ. Sóng đánh oàm oạp vào bờ từ nhiều chiều khác nhau tạo thành vô khối chỗ nước xoáy. Trong khi đó có chỗ nước lại nông và phẳng lặng như hồ bơi. Thì ra, chỗ cả nhà đứng là cửa sông, nơi nhánh sông Coffs (Coffs Creek) hòa mình vào biển. Muốn đi ra bãi biển chính, bãi Park Beach, thì phải đi bộ thêm một đoạn nữa. Bãi cát trải dài lấp lánh những viên sỏi trắng tinh nhỏ xíu. Lem liên tưởng ngay tới con đường sỏi dưới ánh trăng của Hansel trong câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grims, "Hansel và Gretel", cuốn sách ưa thích nhất của Lem trong suốt chuyến đi.
Bố mẹ và Lem mải mê chơi mà không nhận ra thấm thoát mặt trời đã đứng bóng. Hôm nay cả nhà quyết định lại làm một bữa picnic trong công viên. Bố lái xe vào thành phố. Khu phố thương mại chính của Coffs Habour cũng tấp nập chẳng khác gì ở các thành phố lớn. Mẹ vào siêu thị một lúc và quay trở ra với một bữa trưa thịnh soạn.
Công viên những ngày cuối năm không vì thế mà vắng người. Lác đác cũng có hai ba gia đình đang quây quần ăn picnic. Bố mẹ và Lem vui chơi được một lúc thì có một nhóm người Hoa rất đông cũng dừng chân tại công viên nghỉ trưa, và nhân tiện đến bắt chuyện với bố để hỏi đường. Họ cho biết họ có thiết bị định vị toàn cầu, nhưng vô ích vì họ không rõ điểm đến của họ là ở đâu. Gia đình mình không có GPS, chỉ có sách bản đồ, vậy mà tới giờ chưa đi lạc lần nào, kể ra cũng cừ đấy chứ!
Giá mà hẹn gặp được hai gia đình nhà em Jeff và hai anh em John-Jessica thì có lẽ nhà mình sẽ nấn ná ở lại thêm chút nữa. Nhưng đành phải hẹn dịp khác vậy (Sau này mẹ mới phát hiện ra mẹ không có số điện thoại chính xác của mọi người, vậy biết tìm nhau ở đâu giữa bãi biển đông người thế này?).
Cực Đông của châu Úc lục địa
Rời Coffs Habour, cả nhà quyết định phóng thẳng một mạch đến Gold Coast, vì xem chừng đường không còn xa nữa. Song, mới hơn sáu giờ chiều cả nhà đã có mặt ở Byron Bay. Bố cẩn thận nhắc mẹ kiểm tra bản đồ để biết chắc rằng đường vào Mũi Byron (Cape Byron) không quá xa, tránh việc cả nhà sẽ không mất quá nhiều thời gian ở đây (giống như hồi đi Nelson Bay). Tất nhiên, lần này đường đi tuyệt đẹp - Thật bõ công cả nhà đã ghé thăm địa danh được cả nước Úc coi là "miền đất hứa" này.
Byron Bay nổi tiếng là chốn ăn chơi cao cấp thu hút nhiều du khách. Bên cạnh sự mời gọi của những bãi biển trải dài, thời tiết ôn hòa, không gian xanh tươi và thoáng đãng ... là phong cách sống hưởng thụ, theo kiểu siêu thoát và "hữu cơ". Byron Bay cũng nổi tiếng là điểm quy tụ của nhiều bất động sản thuộc loại đắt nhất Úc.
Mũi Byron là điểm cực đông của lục địa châu Úc. Bởi vậy mà cây đèn biển có tuổi thọ bằng với tuổi của nước Úc kể từ khi thành lập liên bang, sừng sững trên Mũi Byron, được coi là cây đèn biển xa nhất về phía đông của Úc. Bởi vị trí quan trọng của nó, cây đèn biển này còn có ngọn đèn sáng nhất trong số các ngọn hải đăng của Úc. Người ta có thể dễ dàng lái xe lên tham quan ngọn hải đăng này; muốn đỗ xe ở đó phải mất $8. Bằng không, khách tham quan có thể đỗ xe ở dưới không mất tiền, rồi đi bộ lên chừng 300 mét. $8 để được thoả thích ngắm biển, chụp ảnh "mỏi tay" và chạy nhảy trên những bãi cỏ được chăm sóc cẩn thận ... thật ra không hề xa xỉ chút nào.
Vì Lem ngủ suốt chặng đường lên núi nên khi đến nơi, Lem hơi "khó tính" một xíu, và nhất quyết không cho mẹ chụp ảnh. Lem chỉ hào hứng khi có người khác chụp hộ cho cả bố, mẹ cùng Lem mà thôi. Lem còn biết chủ động gợi ý mẹ nhờ người chụp ảnh cho cả nhà khi gặp một cảnh trí đẹp nữa chứ. Biết Lem không khoái chụp ảnh một mình, mẹ đành sử dụng máy cơ để chụp ảnh phong cảnh.
Cảnh biển ở Byron Bay là một nguồn cảm hứng vô tận. Từ trên Mũi Byron, người ta có thể phóng tầm mắt ra cả bốn phương mà hầu như không hề gặp một chướng ngại vật nào. Dưới chân núi, vịnh Byron hòa vào biển Nam Thái Bình Dương, nước xanh thăm thẳm tới chân trời. Giữa thiên nhiên hùng vĩ, con người sao cảm thấy sao mình nhỏ bé và không đáng kể đến thế. Phía đằng Tây, mặt trời đang vớt vát những tia nắng cuối cùng. Ánh nắng chiếu qua những đụn mây lớn (hình như hôm nay biển động!) chỉ đủ để làm sáng từng vùng nhất định dưới mặt đất. Khu đất nào được mặt trời chiếu vào thì sáng rực lên trông giống như bài trí trên một sân khấu nhà hát vậy. Mẹ chỉ cho Lem những tia nắng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, và Lem rất lấy làm thích thú vì điều đó.
Mặt trời sắp lặn. Trời lại lắc rắc mưa và trở lạnh. Trước khi ra về, Lem vẫn còn quyến luyến không muốn chia tay với chú dê núi đang lang thang một mình trên các mỏm đá ngoài vách núi mà mọi người vừa phát hiện ra và đang tò mò theo dõi. Bản thân mẹ cũng chưa muốn ra về, vì thiên nhiên luôn đem lại cho mẹ một cảm giác thư thái và nhẹ nhõm khác thường. Nhưng về thôi ... và hành trình lại tiếp tục.
Thành phố "NO VACANCY"
Lần cuối cùng mẹ thăm Gold Coast là gần mười năm về trước. Gold Coast ở sát ngay biên giới giữa New South Wales và Queensland, điều mà trước đây mẹ không hề để ý; Gold Coast rộng lớn và sầm uất hơn trong trí nhớ của mẹ rất nhiều.
Điều làm Lem chú ý đầu tiên khi xe mới bắt đầu đi vào Gold Coast là một cây thông No-en khổng lồ có treo lủng lẳng những gói quà lớn được trồng ở giữa một cái bùng binh đông đúc xe cộ và người qua lại. Mẹ không biết chính xác (vì lúc đó đang ngủ lơ mơ), nhưng có lẽ nơi đó là Burleigh Heads, trông cũng khá nhộn nhịp và sầm uất.
Gold Coast Highway chạy song song suốt dọc ba mươi lăm cây số của liên tiếp các bãi biển nổi tiếng với bờ cát trắng mịn, nước xanh trong, và sóng tung bọt trắng suốt ngày đêm. Bố cho xe chạy thong thả qua Palm Beach, Miami Beach, Mermaid Beach, Broadbeach, và, kia rồi Surfers Paradise rực rỡ ánh đèn điện của các toà nhà cao chọc trời đã hiện ra trước mắt. Nhiều người ví Surfers Paradise với Miami hay Las Vegas. Còn mẹ, vì chưa bao giờ tới Mỹ, thì thấy khu phố trung tâm chật chội và đầy khách du lịch này lại giống Hongkong hơn (nếu không kể đến bãi biển dài). Dù sao thì Surfers Paradise cũng có một nét riêng không thể nhầm lẫn với các thành phố du lịch khác của Úc.
Bố đỗ xe, rồi cả nhà dạo bộ dọc Cavill Ave và Orchid Ave trước khi dừng chân tại một Nhà hàng Hải sản Trung Hoa để dùng bữa tối. Bố và mẹ nhớ lại, cũng khá lâu rồi cả nhà được ăn một bữa cơm Á ngon lành, nóng hổi và quen thuộc đến thế. Trong lúc xếp hàng chờ xếp chỗ ngồi, mẹ đảo mắt nhìn quanh. Quán xá nào ở đây cũng rất đông khách - khách du lịch đủ mọi màu da và nói nhiều thứ tiếng.
Lem được đi chơi thì tất nhiên là vô cùng khoái chí. Trời khá lạnh nhưng Lem chẳng hề muốn mặc áo ấm, ăn uống rất ngon miệng rồi nhanh chóng chạy ra ngoài chơi. Bố đưa cả nhà đi một vòng ra biển. Trời đã khá muộn. Biển đêm vắng người ... Lem lại ngủ thiếp đi trên xe.
Có một điều bố mẹ không lường trước được, đó là thời gian này đặt phòng khách sạn vô cùng khó khăn. Toàn bộ các khách sạn, nhà nghỉ ở Surfers Paradise và xung quanh đều đã kín chỗ. Bố dong xe đi ngược lại Gold Coast Highway, vừa thất vọng vừa buồn cười, vì tất cả các nhà nghỉ ở Gold Coast đêm nay, dù sang trọng hay bình dân, đều đã đồng loạt trưng biển đổi tên thành "NO VACANCY"!
Đi mãi, đi mãi, xe đã quay trở lại biên giới Coolangata - Tweed Heads lúc nào không hay. Trời chỗ mưa chỗ tạnh, đúng kiểu thời tiết mùa mưa vùng nhiệt đới. Loanh quanh một hồi bố cũng tìm thấy được một công viên dành cho các nhà nghỉ lưu động (caravan park). Phòng tiếp tân đã đóng cửa. Bố và mẹ bàn bạc, cứ chạy xe vào tìm chỗ cắm trại, rồi sáng mai ra thanh toán với người quản lý cũng được. Nhưng thật không may, khu vực cắm trại tư nhân này cũng mang tên "HẾT CHỖ"! Bố lại lái xe trở ra.
Thành phố im lìm, quang tạnh. Chỉ nghe thấy những giọt nước mưa đọng trên ống máng mái nhà rơi tí tách, và tiếng xào xạc của lá cọ mỗi khi gió thổi qua. Đã quá nửa đêm. Bố mẹ quyết định hạ trại bên dòng sông Tweed.
Đêm ấy, mẹ nằm đếm sao - bên cạnh là tiếng thở đều, tin tưởng và bình thản, của hai bố con - trước khi ngủ thiếp đi sau một chuyến đi dài.
Vùng biển Coffs Habour là nơi gặp gỡ của các dòng hải lưu nhiệt đới và các dòng ôn đới (Điều này giải thích tại sao chiều hôm qua Lem và mẹ lại thấy ngoài vịnh tập trung nhiều loại cá đặc biệt đến thế). Từ chỗ nghỉ đi ra biển rất gần. Chơi được một lúc, bố mẹ đều cảm thấy biển đây có gì đó là lạ. Sóng đánh oàm oạp vào bờ từ nhiều chiều khác nhau tạo thành vô khối chỗ nước xoáy. Trong khi đó có chỗ nước lại nông và phẳng lặng như hồ bơi. Thì ra, chỗ cả nhà đứng là cửa sông, nơi nhánh sông Coffs (Coffs Creek) hòa mình vào biển. Muốn đi ra bãi biển chính, bãi Park Beach, thì phải đi bộ thêm một đoạn nữa. Bãi cát trải dài lấp lánh những viên sỏi trắng tinh nhỏ xíu. Lem liên tưởng ngay tới con đường sỏi dưới ánh trăng của Hansel trong câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grims, "Hansel và Gretel", cuốn sách ưa thích nhất của Lem trong suốt chuyến đi.
Bố mẹ và Lem mải mê chơi mà không nhận ra thấm thoát mặt trời đã đứng bóng. Hôm nay cả nhà quyết định lại làm một bữa picnic trong công viên. Bố lái xe vào thành phố. Khu phố thương mại chính của Coffs Habour cũng tấp nập chẳng khác gì ở các thành phố lớn. Mẹ vào siêu thị một lúc và quay trở ra với một bữa trưa thịnh soạn.
Công viên những ngày cuối năm không vì thế mà vắng người. Lác đác cũng có hai ba gia đình đang quây quần ăn picnic. Bố mẹ và Lem vui chơi được một lúc thì có một nhóm người Hoa rất đông cũng dừng chân tại công viên nghỉ trưa, và nhân tiện đến bắt chuyện với bố để hỏi đường. Họ cho biết họ có thiết bị định vị toàn cầu, nhưng vô ích vì họ không rõ điểm đến của họ là ở đâu. Gia đình mình không có GPS, chỉ có sách bản đồ, vậy mà tới giờ chưa đi lạc lần nào, kể ra cũng cừ đấy chứ!
Giá mà hẹn gặp được hai gia đình nhà em Jeff và hai anh em John-Jessica thì có lẽ nhà mình sẽ nấn ná ở lại thêm chút nữa. Nhưng đành phải hẹn dịp khác vậy (Sau này mẹ mới phát hiện ra mẹ không có số điện thoại chính xác của mọi người, vậy biết tìm nhau ở đâu giữa bãi biển đông người thế này?).
Cực Đông của châu Úc lục địa
Rời Coffs Habour, cả nhà quyết định phóng thẳng một mạch đến Gold Coast, vì xem chừng đường không còn xa nữa. Song, mới hơn sáu giờ chiều cả nhà đã có mặt ở Byron Bay. Bố cẩn thận nhắc mẹ kiểm tra bản đồ để biết chắc rằng đường vào Mũi Byron (Cape Byron) không quá xa, tránh việc cả nhà sẽ không mất quá nhiều thời gian ở đây (giống như hồi đi Nelson Bay). Tất nhiên, lần này đường đi tuyệt đẹp - Thật bõ công cả nhà đã ghé thăm địa danh được cả nước Úc coi là "miền đất hứa" này.
Byron Bay nổi tiếng là chốn ăn chơi cao cấp thu hút nhiều du khách. Bên cạnh sự mời gọi của những bãi biển trải dài, thời tiết ôn hòa, không gian xanh tươi và thoáng đãng ... là phong cách sống hưởng thụ, theo kiểu siêu thoát và "hữu cơ". Byron Bay cũng nổi tiếng là điểm quy tụ của nhiều bất động sản thuộc loại đắt nhất Úc.
Mũi Byron là điểm cực đông của lục địa châu Úc. Bởi vậy mà cây đèn biển có tuổi thọ bằng với tuổi của nước Úc kể từ khi thành lập liên bang, sừng sững trên Mũi Byron, được coi là cây đèn biển xa nhất về phía đông của Úc. Bởi vị trí quan trọng của nó, cây đèn biển này còn có ngọn đèn sáng nhất trong số các ngọn hải đăng của Úc. Người ta có thể dễ dàng lái xe lên tham quan ngọn hải đăng này; muốn đỗ xe ở đó phải mất $8. Bằng không, khách tham quan có thể đỗ xe ở dưới không mất tiền, rồi đi bộ lên chừng 300 mét. $8 để được thoả thích ngắm biển, chụp ảnh "mỏi tay" và chạy nhảy trên những bãi cỏ được chăm sóc cẩn thận ... thật ra không hề xa xỉ chút nào.
Vì Lem ngủ suốt chặng đường lên núi nên khi đến nơi, Lem hơi "khó tính" một xíu, và nhất quyết không cho mẹ chụp ảnh. Lem chỉ hào hứng khi có người khác chụp hộ cho cả bố, mẹ cùng Lem mà thôi. Lem còn biết chủ động gợi ý mẹ nhờ người chụp ảnh cho cả nhà khi gặp một cảnh trí đẹp nữa chứ. Biết Lem không khoái chụp ảnh một mình, mẹ đành sử dụng máy cơ để chụp ảnh phong cảnh.
Cảnh biển ở Byron Bay là một nguồn cảm hứng vô tận. Từ trên Mũi Byron, người ta có thể phóng tầm mắt ra cả bốn phương mà hầu như không hề gặp một chướng ngại vật nào. Dưới chân núi, vịnh Byron hòa vào biển Nam Thái Bình Dương, nước xanh thăm thẳm tới chân trời. Giữa thiên nhiên hùng vĩ, con người sao cảm thấy sao mình nhỏ bé và không đáng kể đến thế. Phía đằng Tây, mặt trời đang vớt vát những tia nắng cuối cùng. Ánh nắng chiếu qua những đụn mây lớn (hình như hôm nay biển động!) chỉ đủ để làm sáng từng vùng nhất định dưới mặt đất. Khu đất nào được mặt trời chiếu vào thì sáng rực lên trông giống như bài trí trên một sân khấu nhà hát vậy. Mẹ chỉ cho Lem những tia nắng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, và Lem rất lấy làm thích thú vì điều đó.
Mặt trời sắp lặn. Trời lại lắc rắc mưa và trở lạnh. Trước khi ra về, Lem vẫn còn quyến luyến không muốn chia tay với chú dê núi đang lang thang một mình trên các mỏm đá ngoài vách núi mà mọi người vừa phát hiện ra và đang tò mò theo dõi. Bản thân mẹ cũng chưa muốn ra về, vì thiên nhiên luôn đem lại cho mẹ một cảm giác thư thái và nhẹ nhõm khác thường. Nhưng về thôi ... và hành trình lại tiếp tục.
Thành phố "NO VACANCY"
Lần cuối cùng mẹ thăm Gold Coast là gần mười năm về trước. Gold Coast ở sát ngay biên giới giữa New South Wales và Queensland, điều mà trước đây mẹ không hề để ý; Gold Coast rộng lớn và sầm uất hơn trong trí nhớ của mẹ rất nhiều.
Điều làm Lem chú ý đầu tiên khi xe mới bắt đầu đi vào Gold Coast là một cây thông No-en khổng lồ có treo lủng lẳng những gói quà lớn được trồng ở giữa một cái bùng binh đông đúc xe cộ và người qua lại. Mẹ không biết chính xác (vì lúc đó đang ngủ lơ mơ), nhưng có lẽ nơi đó là Burleigh Heads, trông cũng khá nhộn nhịp và sầm uất.
Gold Coast Highway chạy song song suốt dọc ba mươi lăm cây số của liên tiếp các bãi biển nổi tiếng với bờ cát trắng mịn, nước xanh trong, và sóng tung bọt trắng suốt ngày đêm. Bố cho xe chạy thong thả qua Palm Beach, Miami Beach, Mermaid Beach, Broadbeach, và, kia rồi Surfers Paradise rực rỡ ánh đèn điện của các toà nhà cao chọc trời đã hiện ra trước mắt. Nhiều người ví Surfers Paradise với Miami hay Las Vegas. Còn mẹ, vì chưa bao giờ tới Mỹ, thì thấy khu phố trung tâm chật chội và đầy khách du lịch này lại giống Hongkong hơn (nếu không kể đến bãi biển dài). Dù sao thì Surfers Paradise cũng có một nét riêng không thể nhầm lẫn với các thành phố du lịch khác của Úc.
Bố đỗ xe, rồi cả nhà dạo bộ dọc Cavill Ave và Orchid Ave trước khi dừng chân tại một Nhà hàng Hải sản Trung Hoa để dùng bữa tối. Bố và mẹ nhớ lại, cũng khá lâu rồi cả nhà được ăn một bữa cơm Á ngon lành, nóng hổi và quen thuộc đến thế. Trong lúc xếp hàng chờ xếp chỗ ngồi, mẹ đảo mắt nhìn quanh. Quán xá nào ở đây cũng rất đông khách - khách du lịch đủ mọi màu da và nói nhiều thứ tiếng.
Lem được đi chơi thì tất nhiên là vô cùng khoái chí. Trời khá lạnh nhưng Lem chẳng hề muốn mặc áo ấm, ăn uống rất ngon miệng rồi nhanh chóng chạy ra ngoài chơi. Bố đưa cả nhà đi một vòng ra biển. Trời đã khá muộn. Biển đêm vắng người ... Lem lại ngủ thiếp đi trên xe.
Có một điều bố mẹ không lường trước được, đó là thời gian này đặt phòng khách sạn vô cùng khó khăn. Toàn bộ các khách sạn, nhà nghỉ ở Surfers Paradise và xung quanh đều đã kín chỗ. Bố dong xe đi ngược lại Gold Coast Highway, vừa thất vọng vừa buồn cười, vì tất cả các nhà nghỉ ở Gold Coast đêm nay, dù sang trọng hay bình dân, đều đã đồng loạt trưng biển đổi tên thành "NO VACANCY"!
Đi mãi, đi mãi, xe đã quay trở lại biên giới Coolangata - Tweed Heads lúc nào không hay. Trời chỗ mưa chỗ tạnh, đúng kiểu thời tiết mùa mưa vùng nhiệt đới. Loanh quanh một hồi bố cũng tìm thấy được một công viên dành cho các nhà nghỉ lưu động (caravan park). Phòng tiếp tân đã đóng cửa. Bố và mẹ bàn bạc, cứ chạy xe vào tìm chỗ cắm trại, rồi sáng mai ra thanh toán với người quản lý cũng được. Nhưng thật không may, khu vực cắm trại tư nhân này cũng mang tên "HẾT CHỖ"! Bố lại lái xe trở ra.
Thành phố im lìm, quang tạnh. Chỉ nghe thấy những giọt nước mưa đọng trên ống máng mái nhà rơi tí tách, và tiếng xào xạc của lá cọ mỗi khi gió thổi qua. Đã quá nửa đêm. Bố mẹ quyết định hạ trại bên dòng sông Tweed.
Đêm ấy, mẹ nằm đếm sao - bên cạnh là tiếng thở đều, tin tưởng và bình thản, của hai bố con - trước khi ngủ thiếp đi sau một chuyến đi dài.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)