Cứ bốn năm một lần, năm dương lịch lại có nhiều hơn bình thường một ngày, đó là ngày thứ hai chín của tháng Hai. Một năm dương lịch thông thường có 365 ngày, tính theo số ngày trái đất quay quanh mặt trời. Song, nếu tính một cách chính xác, trái đất phải mất chừng 365 ngày 6 tiếng mới quay hết một vòng quỹ đạo của nó (Tham khảo mạng). Như thế, mỗi năm, sáu tiếng đồng hồ ấy được để dành, sau bốn năm cộng gộp lại đủ hai tư tiếng đồng hồ, tạo nên một Ngày Nhuận. Thật là một ý tưởng độc đáo của những nhà làm lịch! (Dương lịch được tạo ra từ thời Julius Caesar, trước Công Nguyên, và được sửa đổi vào cuối thế kỷ mười sáu, thời của Đức Giáo hoàng Gregory XIII)!
Theo mẹ nhìn nhận một cách hài hước và mang tính cá nhân một chút, ngày hôm nay là ngày mà chúng ta sống cho những giây phút còn chưa trải qua cho mỗi năm trong vòng bốn năm về trước. Này đây sáu tiếng của 2005, mẹ dành tất cả cho con nhé. Hồi ấy, mẹ chỉ biết có công việc và công việc - đi sớm về muộn thường xuyên, chắc con mong mẹ lắm phải không?! Này đây sáu tiếng của 2006, mẹ gửi cho bố, để bù lại những lúc nào đó, mẹ có thể đã vô tình mà làm bố phải bận tâm. Này đây sáu tiếng của 2007 - có thể nào mẹ lấy lại những giọt thời gian đã trôi qua rồi không nhỉ. Về mặt sự nghiệp mà nói, mẹ đã lựa chọn một lối đi khá dễ dàng và bằng phẳng để có thể cân bằng được cuộc sống gia đình. Nhưng thẳm sâu, mẹ chưa khi nào bằng lòng với sự lựa chọn ấy. Hãy cho mẹ những giờ phút này để nhìn nhận lại, để suy nghĩ một cách chín chắn, và khẳng định mục đích của mình mà định hướng cho tương lai. Còn sáu tiếng của hiện tại, là thời gian cả gia đình mình dành cho nhau ... Hôm nay, cả nhà cùng nâng ly kỷ niệm Năm Nhuận bằng tiết mục ẩm thực Mê-hi-cô tại một trong những nhà hàng Mê-hi-cô lâu đời nhất Melbourne, quán Mexican Hacienda. Lem là thực khách nhí duy nhất trong quán, và luôn dành được sự ưu ái của gia đình chủ quán thân thiện.
Theo truyền thống châu Âu, người phụ nữ chỉ được phép cầu người đàn ông vào các năm nhuận, thậm chí chỉ giới hạn ở Ngày Nhuận. Gọi là truyền thống, vì ngày nay, nhiều người với tư tưởng hiện đại, giải phóng, sẽ cho rằng, người nam hay người nữ ngỏ lời trước thì có gì khác nhau. Vì mặt này thì mẹ tự cho mình là người bảo thủ nhé. Mẹ nghĩ rằng, trong tình yêu, ý vị nhất vẫn là khi người nữ thì e ấp (theo kiểu "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e"* hay "Lòng anh thôi đã cưới lòng em"**), còn người nam phải chủ động. Nếu muốn ngỏ lời thì nhất định phải là người nam rồi.
Nói về chuyện yêu đương, hôm nay mẹ nhận được hai tin mừng. Cô Giang ở VILAF báo tin tổ chức đám cưới. Còn cô Nhung ở JSM cho biết có người đã hỏi cô làm vợ. Thật là một ngày thích hợp để nói chuyện cưới xin ... :)
* NGUYỄN DU, Truyện Kiều
**XUÂN DIỆU, Thơ Duyên
Thứ Sáu, 29 tháng 2, 2008
Ngập ngừng - HỒ DZẾNH
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân,
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần...
Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế?
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Em tôi ơi! Tình có nghĩa gì đâu?
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa.
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa,
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi,
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Tôi sẽ trách - cố nhiên - nhưng rất nhẹ!
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề,
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau... lơ lửng...
với nghìn xưa...
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân,
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần...
Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế?
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Em tôi ơi! Tình có nghĩa gì đâu?
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa.
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa,
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi,
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Tôi sẽ trách - cố nhiên - nhưng rất nhẹ!
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề,
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau... lơ lửng...
với nghìn xưa...
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2008
Danh sách cần mua
Dạo này hôm nào bà ngoại cũng gọi điện, nhắn tin, hỏi xem liệu mẹ có cần bà mua gì từ Việt Nam sang. Mẹ đã nhắn bà vài thứ, nhưng có vẻ bà vẫn chưa thoả mãn (vì bà bay chuyên cơ nên có thể mang được rất nhiều "hàng").
Ở xa, nhưng lúc nào bà cũng lo lắng cho con, cho mẹ, và nhất là bố nữa. Hễ có ai sang Úc là bà lại sốt sắng muốn biết liệu mẹ có cần gì từ Việt Nam không? Gần đây, có dì Hương một năm đi về Việt Nam hai lần để nghỉ hè và nghỉ đông nên bà đỡ bận rộn hơn. Nhưng bà vẫn thế, chừng nào mẹ chưa nhờ bà mua cái này, bán cái kia, là bà chưa an tâm, con biết không? Vậy mà hình như chưa có lúc nào mẹ nghĩ được cho bà như thế. Con này, bố-mẹ-con mình, và dì Hương nữa, chúng ta hãy cùng cố gắng cân bằng cuộc sống, làm việc và học tập thật tốt, để bà vui lòng, vậy đã là món quà cho bà rồi, con nhé.
Tiện thể, mẹ liệt kê ra đây những thứ mà mẹ nghĩ là sẽ có ích cho con, để mẹ lên kế hoạch mua dần: Dây nhảy, Bóng thể dục, Bộ áo - mũ - giày đi mưa, Bộ đồ chơi Lego hoặc xếp hình bằng gỗ, Vali nhỏ đựng đồ ballet, Sách tô chữ. Có lẽ mẹ sẽ nhờ cô Yến mua thêm vài bộ sách tiếng Việt cho con nữa.
Còn gì nữa nhỉ ...?
Ở xa, nhưng lúc nào bà cũng lo lắng cho con, cho mẹ, và nhất là bố nữa. Hễ có ai sang Úc là bà lại sốt sắng muốn biết liệu mẹ có cần gì từ Việt Nam không? Gần đây, có dì Hương một năm đi về Việt Nam hai lần để nghỉ hè và nghỉ đông nên bà đỡ bận rộn hơn. Nhưng bà vẫn thế, chừng nào mẹ chưa nhờ bà mua cái này, bán cái kia, là bà chưa an tâm, con biết không? Vậy mà hình như chưa có lúc nào mẹ nghĩ được cho bà như thế. Con này, bố-mẹ-con mình, và dì Hương nữa, chúng ta hãy cùng cố gắng cân bằng cuộc sống, làm việc và học tập thật tốt, để bà vui lòng, vậy đã là món quà cho bà rồi, con nhé.
Tiện thể, mẹ liệt kê ra đây những thứ mà mẹ nghĩ là sẽ có ích cho con, để mẹ lên kế hoạch mua dần: Dây nhảy, Bóng thể dục, Bộ áo - mũ - giày đi mưa, Bộ đồ chơi Lego hoặc xếp hình bằng gỗ, Vali nhỏ đựng đồ ballet, Sách tô chữ. Có lẽ mẹ sẽ nhờ cô Yến mua thêm vài bộ sách tiếng Việt cho con nữa.
Còn gì nữa nhỉ ...?
"Mission complete"
Con yêu,
Sáng nay, Lem đi học sớm hơn thường lệ nửa tiếng - có nghĩa là con tới lớp vừa đúng giờ. Tất nhiên là con tự dậy, cứ như có đồng hồ báo thức vậy. Mẹ cũng nói thêm, trừ những buổi đi đưa đón người thân thật sớm ở sân bay, chưa bao giờ mẹ phải gọi Lem dậy vào buổi sáng cả. Mẹ luôn luôn để Lem ngủ thật đẫy giấc rồi tự động dậy thôi. Nếu mẹ cần con dậy sớm thì mẹ thường điều chỉnh giờ đi ngủ, có nghĩa là, rủ con đi ngủ sớm. Ở tuổi này, giấc ngủ của con có lẽ thuộc tầm quan trọng bậc nhất. Bởi vậy, mẹ không muốn rút ngắn giấc ngủ của con vì bất cứ lý do giờ giấc nào. Đúng vậy, cho dù như thế mẹ có phải hi sinh giờ làm việc của mẹ! Mẹ con mình cứ thế phát huy, con nhỉ.
Lúc con vừa tới lớp, thấy con, Sarah và Hannah cùng một lúc lại chạy tới chào hỏi, vuốt ve. Con mải mê với các bạn mà không kịp chào mẹ nữa. Mẹ khẽ chạm vào tóc con, vẫy tạm biệt và hôn gió. Con chỉ liếc mắt kịp nhìn mẹ, làm động tác hôn đáp lại, rồi lại quay ra với các bạn. Chúc con một ngày vui!
Trời đã trở lạnh rồi. Những cơn mưa cuối mùa hạ thường xuất hiện bất ngờ báo hiệu tiết giao mùa. Lá cây bắt đầu ngả vàng, dịu dàng gọi mùa thu tới...
Có phải do cảm nhận không khí lạnh mà hôm nay con dậy sớm hơn không? Mẹ hỏi thế nhưng mẹ biết - vì đêm qua mẹ thấy Lem trèo lên giường bố mẹ và cứ nằm ôm mẹ mà ngủ (Thường thì Lem không ngủ ôm bao giờ! Đắp chăn lại càng không! Lem chỉ thích nằm giang chân giang tay mà ngủ, hoặc cùng lắm là gác chân lên gối!). Sáng dậy, tranh thủ lúc chải tóc cho Lem, mẹ hỏi chuyện. "Hôm qua sao lúc ngủ con lại ôm cứng mẹ vậy?" - mẹ mở đầu. "Vì con yêu mẹ!" - Lem trả lời mà không cần suy nghĩ. "Cảm ơn con, mẹ cũng yêu con. Nhưng có phải con lạnh không?" - mẹ vẫn băn khoăn. Lem tinh nghịch - "Không, con nóng lắm! Nhưng vì mẹ lạnh nên con ôm mẹ cho mẹ khỏi lạnh mà!". ... "Ghê" chưa ...!
Sáng nay, Lem đi học sớm hơn thường lệ nửa tiếng - có nghĩa là con tới lớp vừa đúng giờ. Tất nhiên là con tự dậy, cứ như có đồng hồ báo thức vậy. Mẹ cũng nói thêm, trừ những buổi đi đưa đón người thân thật sớm ở sân bay, chưa bao giờ mẹ phải gọi Lem dậy vào buổi sáng cả. Mẹ luôn luôn để Lem ngủ thật đẫy giấc rồi tự động dậy thôi. Nếu mẹ cần con dậy sớm thì mẹ thường điều chỉnh giờ đi ngủ, có nghĩa là, rủ con đi ngủ sớm. Ở tuổi này, giấc ngủ của con có lẽ thuộc tầm quan trọng bậc nhất. Bởi vậy, mẹ không muốn rút ngắn giấc ngủ của con vì bất cứ lý do giờ giấc nào. Đúng vậy, cho dù như thế mẹ có phải hi sinh giờ làm việc của mẹ! Mẹ con mình cứ thế phát huy, con nhỉ.
Lúc con vừa tới lớp, thấy con, Sarah và Hannah cùng một lúc lại chạy tới chào hỏi, vuốt ve. Con mải mê với các bạn mà không kịp chào mẹ nữa. Mẹ khẽ chạm vào tóc con, vẫy tạm biệt và hôn gió. Con chỉ liếc mắt kịp nhìn mẹ, làm động tác hôn đáp lại, rồi lại quay ra với các bạn. Chúc con một ngày vui!
Trời đã trở lạnh rồi. Những cơn mưa cuối mùa hạ thường xuất hiện bất ngờ báo hiệu tiết giao mùa. Lá cây bắt đầu ngả vàng, dịu dàng gọi mùa thu tới...
Có phải do cảm nhận không khí lạnh mà hôm nay con dậy sớm hơn không? Mẹ hỏi thế nhưng mẹ biết - vì đêm qua mẹ thấy Lem trèo lên giường bố mẹ và cứ nằm ôm mẹ mà ngủ (Thường thì Lem không ngủ ôm bao giờ! Đắp chăn lại càng không! Lem chỉ thích nằm giang chân giang tay mà ngủ, hoặc cùng lắm là gác chân lên gối!). Sáng dậy, tranh thủ lúc chải tóc cho Lem, mẹ hỏi chuyện. "Hôm qua sao lúc ngủ con lại ôm cứng mẹ vậy?" - mẹ mở đầu. "Vì con yêu mẹ!" - Lem trả lời mà không cần suy nghĩ. "Cảm ơn con, mẹ cũng yêu con. Nhưng có phải con lạnh không?" - mẹ vẫn băn khoăn. Lem tinh nghịch - "Không, con nóng lắm! Nhưng vì mẹ lạnh nên con ôm mẹ cho mẹ khỏi lạnh mà!". ... "Ghê" chưa ...!
Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008
Bỏ bữa sáng
Hai hôm rồi, Lem không được ăn sáng đầy đủ trước khi đi học. Lý do? Bởi vì mẹ muốn đưa Lem đi học sớm hơn, trong khi đó, theo thói quen, Lem vẫn không dậy sớm hơn thường lệ. Thế là mẹ đành phải "cắn răng" cắt luôn giờ ăn sáng của Lem. Con à, mẹ con mình phải quyết tâm đi ngủ sớm và dậy sớm hơn nữa mới được!
Thực ra, mẹ là người ưa dậy sớm và thường làm việc hiệu quả vào buổi sớm hơn là lúc khuya. Theo sách vở thì mẹ thuộc tuýp người "năng động vào buổi sáng" (morning person). Ngày xưa, bà ngoại hay kể chuyện, mẹ toàn dậy năm giờ sáng để học bài. Bà ngoại bảo, làm việc buổi sáng đầu óc minh mẫn hơn, và chắc bà cũng có ý khen mẹ "chăm học" nữa. Sau này, thời còn là sinh viên, nếu không phải là kỳ thi hay đến hạn nộp bài gấp, mẹ cũng toàn lên giường đi ngủ lúc 9 giờ tối và dậy 4, 5 giờ sáng để học bài thôi. Tuy nhiên, đời sống sinh viên phổ biến lại thường là học đến quá nửa đêm, có khi 4, 5 giờ sáng, sau đó mới dành suốt ngày để ngủ. Như thế nào là tốt hơn? Mẹ chịu thôi! Có người năng động vào buổi sáng, thì cũng phải có người năng động vào buổi khuya, con nhỉ. Bạn bè của mẹ, những người ngày ngủ, đêm học, bây giờ đều rất thành đạt nhé (!)
Hồi Lem còn nằm trong bụng mẹ, mẹ có muốn ngủ thêm một chút nữa thì cũng cứ khoảng 6 giờ rưỡi đến 7 giờ sáng là Lem đã cựa quậy đòi dậy rồi. Dậy sớm để tập thể dục, để hít thở không khí trong lành, để tiếp thêm năng lượng cho một ngày dài trước mắt. Nhưng với một "bà bầu" như mẹ và một em bé còn chưa ra đời như con thì 7 giờ sáng là sớm đấy, vì giờ làm việc thông thường cũng 9 giờ mới bắt đầu mà :)
Bố thì ngược lại. Cứ đến ngày cuối tuần, ngày nghỉ, là bố "thả phanh" ngủ đến quá trưa. Còn nếu 9 giờ sáng bắt đầu ngày làm việc, thì cũng phải gần 8 giờ rưỡi bố mới dậy. Dần dần, mẹ con mình bây giờ cũng học theo thói quen của bố. Song, nếu việc dậy muộn không có ảnh hưởng gì mấy tới thời khoá biểu của bố, thì đây lại là vấn đề "nghiêm trọng" cho mẹ con mình đấy. Dù gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng không nên bỏ bữa sáng - vì nếu không ăn sáng thì chúng ta sẽ như một chiếc xe ô tô không được tiếp xăng, hay một cây bút màu mà không có mực, vậy.
Nào, hai mẹ con mình hãy cùng cố gắng nhé!
Thực ra, mẹ là người ưa dậy sớm và thường làm việc hiệu quả vào buổi sớm hơn là lúc khuya. Theo sách vở thì mẹ thuộc tuýp người "năng động vào buổi sáng" (morning person). Ngày xưa, bà ngoại hay kể chuyện, mẹ toàn dậy năm giờ sáng để học bài. Bà ngoại bảo, làm việc buổi sáng đầu óc minh mẫn hơn, và chắc bà cũng có ý khen mẹ "chăm học" nữa. Sau này, thời còn là sinh viên, nếu không phải là kỳ thi hay đến hạn nộp bài gấp, mẹ cũng toàn lên giường đi ngủ lúc 9 giờ tối và dậy 4, 5 giờ sáng để học bài thôi. Tuy nhiên, đời sống sinh viên phổ biến lại thường là học đến quá nửa đêm, có khi 4, 5 giờ sáng, sau đó mới dành suốt ngày để ngủ. Như thế nào là tốt hơn? Mẹ chịu thôi! Có người năng động vào buổi sáng, thì cũng phải có người năng động vào buổi khuya, con nhỉ. Bạn bè của mẹ, những người ngày ngủ, đêm học, bây giờ đều rất thành đạt nhé (!)
Hồi Lem còn nằm trong bụng mẹ, mẹ có muốn ngủ thêm một chút nữa thì cũng cứ khoảng 6 giờ rưỡi đến 7 giờ sáng là Lem đã cựa quậy đòi dậy rồi. Dậy sớm để tập thể dục, để hít thở không khí trong lành, để tiếp thêm năng lượng cho một ngày dài trước mắt. Nhưng với một "bà bầu" như mẹ và một em bé còn chưa ra đời như con thì 7 giờ sáng là sớm đấy, vì giờ làm việc thông thường cũng 9 giờ mới bắt đầu mà :)
Bố thì ngược lại. Cứ đến ngày cuối tuần, ngày nghỉ, là bố "thả phanh" ngủ đến quá trưa. Còn nếu 9 giờ sáng bắt đầu ngày làm việc, thì cũng phải gần 8 giờ rưỡi bố mới dậy. Dần dần, mẹ con mình bây giờ cũng học theo thói quen của bố. Song, nếu việc dậy muộn không có ảnh hưởng gì mấy tới thời khoá biểu của bố, thì đây lại là vấn đề "nghiêm trọng" cho mẹ con mình đấy. Dù gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng không nên bỏ bữa sáng - vì nếu không ăn sáng thì chúng ta sẽ như một chiếc xe ô tô không được tiếp xăng, hay một cây bút màu mà không có mực, vậy.
Nào, hai mẹ con mình hãy cùng cố gắng nhé!
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2008
Tình lỡ - PHAN VŨ
Khi không muốn còn gì để nhớ
Là lúc lòng không thể nào quên
Khi cầu mong một chút bình yên
Chính lúc ấy từng cơn sóng dậy
Đã lỡ bước vào vòng xô đẩy
Đã xoay theo lốc xoáy ngược chiều
Đã một lần nói một tiếng yêu
Là mãi chịu nỗi đau giằng xé
Khi trái tim mang hình giọt lệ
Làm gì còn nước mắt cho ai
Tàn cơn mơ chưa biết hết đêm dài
Khi tỉnh giấc vòng tay lạnh giá
Khuôn mặt cũ trở nên xa lạ
Chập chờn một đôi mắt thâm sâu
Đã phai rồi màu tím ban đầu
Ly rượu cuối còn dư vị đắng
Một ngày qua một ngày lẳng lặng
Tìm trở về khúc nhạc ngày xưa
Ai đến ai đi chẳng đợi chờ
Ngoài khung cửa hoàng hôn đang xuống vội
Bên kia sông vọng sang tiếng gọi
Muốn qua nhưng thiếu mấy nhịp cầu
Còn gì đâu để nói với nhau
Con đường cũ giờ ta chia đôi ngả
..........
Khi không muốn còn gì để nhớ
Là lúc lòng không thể nào quên
Tình yêu ơi!
Vị ngọt ưu phiền!
Là lúc lòng không thể nào quên
Khi cầu mong một chút bình yên
Chính lúc ấy từng cơn sóng dậy
Đã lỡ bước vào vòng xô đẩy
Đã xoay theo lốc xoáy ngược chiều
Đã một lần nói một tiếng yêu
Là mãi chịu nỗi đau giằng xé
Khi trái tim mang hình giọt lệ
Làm gì còn nước mắt cho ai
Tàn cơn mơ chưa biết hết đêm dài
Khi tỉnh giấc vòng tay lạnh giá
Khuôn mặt cũ trở nên xa lạ
Chập chờn một đôi mắt thâm sâu
Đã phai rồi màu tím ban đầu
Ly rượu cuối còn dư vị đắng
Một ngày qua một ngày lẳng lặng
Tìm trở về khúc nhạc ngày xưa
Ai đến ai đi chẳng đợi chờ
Ngoài khung cửa hoàng hôn đang xuống vội
Bên kia sông vọng sang tiếng gọi
Muốn qua nhưng thiếu mấy nhịp cầu
Còn gì đâu để nói với nhau
Con đường cũ giờ ta chia đôi ngả
..........
Khi không muốn còn gì để nhớ
Là lúc lòng không thể nào quên
Tình yêu ơi!
Vị ngọt ưu phiền!
Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2008
Tình yêu - NGUYỄN THI THẢO*
Tình yêu
Tình yêu không chỉ là mùa xuân
Để cho cây nẩy chồi, ấp nụ
Để khi quả tươi hồng chín đỏ,
Thì mùa xuân bay đi
Tình yêu không chỉ là mùa hè,
Để trưa nắng gắt gay - và chiều mưa đổ
Để hàng cây ngỡ ngàng bên phố,
Bởi cơn mưa phũ phàng đi qua.
Tình yêu không chỉ là mùa thu,
Để gió hiu hiu, chiều ráng đỏ
Để biển mênh mông, nhiều bão tố,
Và lá bàng thôi xanh.
Tình yêu không chỉ là mùa đông,
Để đêm ngày buốt giá,
Để cảm giác từ quen, thành lạ,
Để tay cóng, môi run.
Em muốn tình yêu
Có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Có nụ, có mầm, có quả tươi,
Có nắng ấm, bão giông và buốt giá.
Để ta say đắm nhau hơn -
Tình yêu là tất cả
Hiểu những gì ta trân trọng, nâng niu,
Cả cuộc đời, ta đón đợi, chắt chiu.
Để anh ở trong em luôn ngọt ngào, tươi mới.
Để nụ hôn luôn nồng nàn, nóng hổi,
Và, Anh yêu Em,
Em yêu Anh,
Suốt cả Bốn Mùa!
*Bài thơ này do bà ngoại của Lem viết. Mẹ nhặt được mẩu giấy chép tay của bà và cất giữ cho đến giờ - ngày ấy mẹ vừa tròn 21 tuổi.
Tình yêu không chỉ là mùa xuân
Để cho cây nẩy chồi, ấp nụ
Để khi quả tươi hồng chín đỏ,
Thì mùa xuân bay đi
Tình yêu không chỉ là mùa hè,
Để trưa nắng gắt gay - và chiều mưa đổ
Để hàng cây ngỡ ngàng bên phố,
Bởi cơn mưa phũ phàng đi qua.
Tình yêu không chỉ là mùa thu,
Để gió hiu hiu, chiều ráng đỏ
Để biển mênh mông, nhiều bão tố,
Và lá bàng thôi xanh.
Tình yêu không chỉ là mùa đông,
Để đêm ngày buốt giá,
Để cảm giác từ quen, thành lạ,
Để tay cóng, môi run.
Em muốn tình yêu
Có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Có nụ, có mầm, có quả tươi,
Có nắng ấm, bão giông và buốt giá.
Để ta say đắm nhau hơn -
Tình yêu là tất cả
Hiểu những gì ta trân trọng, nâng niu,
Cả cuộc đời, ta đón đợi, chắt chiu.
Để anh ở trong em luôn ngọt ngào, tươi mới.
Để nụ hôn luôn nồng nàn, nóng hổi,
Và, Anh yêu Em,
Em yêu Anh,
Suốt cả Bốn Mùa!
*Bài thơ này do bà ngoại của Lem viết. Mẹ nhặt được mẩu giấy chép tay của bà và cất giữ cho đến giờ - ngày ấy mẹ vừa tròn 21 tuổi.
Ngày Chủ nhật bận rộn
Mẹ đã mua vé máy bay để vài tuần nữa, mẹ con mình sẽ cùng dì Hương lên Sydney thăm bà ngoại nhân một chuyến bà đi công tác tại Úc. Lem rất có ý thức về việc này. Bây giờ, Lem làm gì cũng hay nghĩ đến bà ngoại lắm. Thậm chí, mẹ thấy Lem còn có vẻ chăm nghe và nói tiếng Việt hơn thì phải nữa. Trước đây, dì Hương vẫn hay lo, Lem gặp bà ngoại sẽ không nói tiếng Việt. Thế mà dạo này, thỉnh thoảng Lem lại được dì Hương khen (trộm vía) là Lem hiểu và nói tiếng Việt tốt đấy.
Sáng nay, thấy bố và mẹ ngồi nói chuyện về việc mua vé máy bay, Lem đang ngồi vẽ, chợt ngẩng lên tham gia câu chuyện, ánh mắt đầy thắc mắc. Lem hỏi, "Bố không đi Việt Nam cùng mẹ con mình, hả mẹ?. Thì ra trước đến giờ Lem cứ nghĩ, muốn gặp bà ngoại phải về tận Việt Nam. "Ồ không con ạ. Mình sẽ lên Sydney gặp bà chứ không phải về Việt Nam đâu. Đúng là bà sống ở Việt Nam, nhưng bà sẽ bay từ Việt Nam sang Sydney cho một chuyến công tác. Để khỏi phải đi xa, mẹ con mình và dì Hương sẽ bay lên Sydney để gặp bà. Như vậy, cả nhà sẽ gặp nhau ở giữa đường, ở Sydney đó. Bố không đi dịp này vì bố phải đi làm." Lem chừng đã hiểu ra, lại còn cố gắng giải thích lại cho mẹ một lần nữa.
Bức tranh Lem đang tô màu nói về một cậu bé đang chơi đùa cùng một chú chó nhỏ. Lem tô màu da cậu bé màu nâu, rồi khoe với mẹ. Mẹ hỏi, "Ôi, một cậu bé có nước da nâu hả con?" Lem trả lời một cách tinh nghịch, "Vâng, vì cậu ấy ăn quá nhiều sô-cô-la!". Mẹ tranh thủ ôn lại nội dung cuốn sách Lem vừa đọc gần đây (Cuốn "Tôi sẽ trở thành ai?"), hỏi, "Thế tại sao con hồng hạc (flamingo) lại có lông màu hồng con nhỉ?" Lem nheo mắt, trả lời mẹ một cách tự tin, "Bởi vì, nó ăn quá nhiều tôm hồng mẹ ạ!"
Nghĩ về bà, tô màu cho bức tranh xong, Lem lấy kéo cắt rời bức tranh ra khỏi cuốn sách tô màu. Lem giải thích cho mẹ ngay, mặc dù câu cú còn chưa được gãy gọn lắm (!) Mẹ hiểu là, con cắt tranh ra để mang cho bà ngoại xem, nếu cứ để tranh ở trong sách bà sẽ không xem được. "Con vẽ tranh cho bà ngoại đấy, mẹ thấy tranh đẹp không?" Lem nói thêm...
Hôm nay, 18 Tết, mẹ sẽ lại lên chùa Quang Minh để cầu an, cầu tài lộc và sức khỏe cho gia đình.
Càng ngày, Lem càng đặt nhiều câu hỏi khó cho mẹ hơn. Hôm nay, ở chùa, Lem đã hỏi mẹ về hai bức tượng Khuyến Thiện và Trừng Ác đứng oai vệ trên bệ thờ ở hai bên ngoài cửa chính điện. Theo mẹ hiểu, Ông Thiện tượng trưng cho điều Thiện, điều chính nghĩa, tốt đẹp; Ông Ác tượng trưng cho điều Ác, điều gian tà, xấu xa. Ông Thiện sẽ giúp con người tu nhân, đích đức bằng cách làm điều lương thiện. Ông Ác sẽ phơi bày điều tà, hoá giải kẻ xấu, để giúp đưa họ về con đường chính nghĩa. Thiện-ác, chính-tà là các mặt đối lập nhưng cũng có thể tồn tại song song trong một cuộc đời. Điều quan trọng là biết phân biệt các mặt này để sống lương thiện, mang lại điều tốt đẹp cho đời.
Trên đường đi, Lem còn yêu cầu mẹ giải thích về khái niệm phim hài. Sau khi nghe mẹ nói "vòng vèo" một hồi, Lem kết luận một cách dễ hiểu, "Nghĩa là trong phim hài, hài kịch, người ta "nói chuyện buồn cười" (nguyên văn, "talk funny") hả mẹ?" Ừ, có vậy mà mẹ nghĩ mãi mới ra đấy. Tối hôm ấy, Lem còn thử thách mẹ phân biệt phim tâm lý xã hội và phim hành động/tội phạm (thriller) nữa cơ đấy. Trên TV, một kênh đang chiếu "Collateral", phim đã từng được đề cử giải Oscar với Tom Cruise và Jamie Foxx đóng, còn kênh kia là truyền hình nhiều tập "Brothers and Sisters". Lem tỏ ra ưu ái bộ phim tội phạm rõ rệt. Hi vọng, Lem thích phim này không chỉ vì nó có nhiều hành động mà còn vì nó có giá trị điện ảnh cao hơn phim kia rất nhiều. Lem và mẹ hay có nhiều sở thích giống nhau mà.
Ngày Chủ nhật cũng là ngày đầy ắp âm nhạc. Buổi sáng thì Lem say sưa với giai điệu của "You'll be in my Heart" (Phil Collins) trong phim hoạt hình Tarzan, vừa hát theo vừa gợi nhớ lại các cảnh phim có Tarzan và Jane mà Lem yêu thích. Buổi chiều, bố mẹ, Lem và dì Hương mang bữa tối picnic ra công viên Fairfield ngồi nghe ca nhạc Community Summer Concert. Buổi tối, Lem và mẹ say sưa với So You Think You Can Dance trước khi đi ngủ.
Đã khuya, mẹ hôn lên trán Lem, chúc Lem ngủ ngon và mơ những giấc mơ đẹp. Lem hỏi mẹ ngay, "Mẹ chúc con những giấc mơ đẹp nghĩa là sao hả mẹ?". Ôi, Lem lại hỏi khó rồi đấy. Chừng chưa thoả mãn với giải thích của mẹ, Lem nói thêm - "Hồi con ba tuổi, mẹ cũng chúc con mơ những giấc mơ đẹp. Thế mà khi con ngủ dậy, mẹ hỏi con mơ thấy gì. Con lại kể cho mẹ nghe là con mơ thấy con quỷ..." "Nhưng bây giờ, con sẽ cố không mơ thấy con quỷ nữa mà con sẽ nghĩ đến hoa, bướm, và những điều tốt đẹp!" Ừ, ngủ đi con yêu ...
"...Come stop your crying
It will be all right
Just take my hand
Hold it tight
I will protect you
from all around you
I will be here
Don't you cry
For one so small,
you seem so strong
My arms will hold you,
keep you safe and warm
This bond between us
Can't be broken
I will be here
Don't you cry...
And you'll be in my heart
Yes, youll be in my heart
From this day on
Now and forever more
You'll be in my heart
No matter what they say
You'll be here in my heart
Always"
(You'll be in my Heart)
Dự cảm - (Sưu tầm)
Dự cảm...
Và rồi anh sẽ chọn cuộc sống an bình
Không nặng lòng nghĩ suy về em nữa
Em cũng sẽ tìm quên anh như thể
Nụ hôn đầu như gió thoảng hương đưa
Tình yêu này xin gửi lại ngày xưa
Nỗi nhớ thương làm quặn lòng quá khứ
Để em được nhìn, để em được thở
Một cái nhìn và hơi thở không anh
Ngày có buồn rồi cũng sẽ đến đêm
Anh hãy quên những điều em đang nhớ
Cho vơi bớt nỗi đau tình dang dở
Trọn vẹn với người có diễm phúc hơn em
Em sẽ dặn mình đi về phía không anh
Để sau lưng em anh an bình hạnh phúc
Em sẽ dành trọn một giây rất thực
Như lời hứa ngày nào - mãi mãi … yêu anh
Và rồi anh sẽ chọn cuộc sống an bình
Không nặng lòng nghĩ suy về em nữa
Em cũng sẽ tìm quên anh như thể
Nụ hôn đầu như gió thoảng hương đưa
Tình yêu này xin gửi lại ngày xưa
Nỗi nhớ thương làm quặn lòng quá khứ
Để em được nhìn, để em được thở
Một cái nhìn và hơi thở không anh
Ngày có buồn rồi cũng sẽ đến đêm
Anh hãy quên những điều em đang nhớ
Cho vơi bớt nỗi đau tình dang dở
Trọn vẹn với người có diễm phúc hơn em
Em sẽ dặn mình đi về phía không anh
Để sau lưng em anh an bình hạnh phúc
Em sẽ dành trọn một giây rất thực
Như lời hứa ngày nào - mãi mãi … yêu anh
Kịch bản ngày cuối tuần
Lem có thói quen, cứ tỉnh dậy là lại nằm trên giường gọi mẹ í ới. Mẹ thường không ủng hộ việc này, nhưng đôi khi cũng cho phép ngoại lệ vào các ngày cuối tuần.
Sáng nay, Lem dậy sớm hơn thường lệ vì tối hôm qua Lem bỏ ăn tối và đi ngủ sớm. Có lẽ Lem đói bụng đây mà. Mẹ vừa mở mắt thì thấy Lem đang ngồi bên cạnh một đụn chăn màu hồng được xếp thành hình thù khá đặc biệt.
Lem cười chào mẹ bằng với ánh mắt âu yếm thân thuộc. Rồi Lem chỉ đụn chăn và bảo, "Con làm bánh này!"...
(Mẹ rất thích các cuộc nói chuyện buổi sáng với Lem, khi Lem thư giãn nhất và có vẻ như là thời điểm thích hợp để Lem phát huy tư duy sáng tạo của mình. Chẳng hạn như hôm qua, Lem cũng thức dậy sớm. Sau khi "í ới " gọi mẹ vào phòng, rồi nằm cuộn tròn trong lòng mẹ để mặc mẹ hít hà mùi thơm ấm áp toả ra từ mình, Lem liền bắt đầu dùng ngón tay vẽ lên không khí các đồ vật, con vật khác nhau. Lem vẽ khá chính xác những đường nét, đặc điểm, tỷ lệ to nhỏ, điểm bắt đầu và điểm dừng ... của cái cốc, bông hoa, con lợn con ... Đến khi mẹ bảo Lem vẽ quả táo, Lem liền vẽ một miếng táo hình trăng khuyết thay vì cả quả táo, rồi bảo mẹ ăn. Vì cả tuần vừa rồi Lem hay từ chối không ăn bữa ăn điểm tâm với sữa và hoa quả ở trường, nên mẹ tranh thủ nhắc nhở Lem một chút. Mẹ đề nghị Lem vẽ miếng dưa, Lem hỏi lại mẹ xem dưa gì rồi mới tiếp tục vẽ. Dưa vàng thì Lem vẽ theo kiểu hình thang cong (tức là hình thang nhưng hai cạnh đáy không thẳng mà lượn cong, song song theo hình quả dưa tròn). Miếng dưa hấu thì có hình tam giác với một vết cắt ngang ở giữa (tả thực kiểu cắt dưa hấu ở trường Lem đấy!). Pho mát thì Lem vẽ một góc của hình tròn, tức là giống như tam giác lồi với một cạnh phồng lên. Mẹ bảo Lem vẽ nho, Lem liền vẽ hai vòng tròn thật nhỏ. Chẳng mấy chốc mà Lem đã vẽ xong một đĩa hoa quả tổng hợp. Hai mẹ con liền hỉ hả mời nhau ăn. Ăn xong, mẹ nói với Lem rằng mẹ khát nước. Thế là Lem liền vẽ hình một cái cốc có quai, và tô màu trắng để mẹ uống sữa. Xong xuôi, no nê trong tưởng tượng và rất phấn khởi, mẹ và Lem cùng dậy - bắt đầu một ngày mới.)
...Hôm nay, mẹ lại hào hứng đón chờ một vở kịch mới của Lem. Mẹ khen chiếc bánh thật đẹp, giống như một chiếc "cup cake" vậy. Lem tả thêm, bánh còn có rắc những viên kẹo trang trí đủ màu sắc cầu vồng, và được trang trí bằng hình cô tiên và hoa, bướm nữa (đoạn này là Lem tả thực bề mặt chiếc chăn hồng yêu thích của Lem). "Con cho mẹ một miếng bánh nào", mẹ hỏi. Lem liền dùng tay làm dao cắt bánh, cẩn thận cắt cho mẹ một miếng bánh nhỏ. Mẹ đón miếng bánh ở tay Lem và đưa bánh lên miệng ăn. Vì nằm ăn, nên mẹ giả bộ, miếng bánh quá to, khiến mẹ làm rơi hết vụn bánh lên tóc, lên gối. Lem liền cắt cho mẹ một miếng bánh nhỏ hơn, và bảo, "Mẹ đừng làm rơi bánh nữa nhé". Ăn bánh xong, có vẻ như mẹ vẫn còn thòm thèm. Lem liền bê cả cái bánh để lên người mẹ. Cái bánh được Lem xếp khéo bằng hai cái chăn cuộn vào nhau, to gần bằng người Lem. Mẹ lại giả bộ ăn tiếp, lần này mẹ ăn hết cả cái bánh, và tranh thủ giấu đụn chăn hồng vào dưới tấm chăn bông to. Lớp chăn mẹ đắp phồng to lên, nhưng cái bánh thì đã biến mất. Mẹ liền kêu lên, "Mẹ ăn hết bánh rồi, nhưng giờ bụng mẹ to quá, mẹ không dậy được nữa". Lem có vẻ lo lắng, trấn an mẹ, "Không phải thật đâu mà mẹ, đây chỉ là đóng kịch thôi". Nhưng rồi Lem cũng đứng dậy và nói, "Để con giúp mẹ lấy cái bánh ra nhé". Thế là Lem xắn tay áo lên, chui xuống dưới chăn và kéo chiếc bánh ra. "Mẹ thấy chưa, bụng mẹ nhỏ lại rồi này", Lem động viên mẹ. Có vẻ đã thoả mãn với câu chuyện chiếc bánh, Lem rủ mẹ dậy ăn sáng.
Mẹ thích vở kịch vì sự phản ứng linh hoạt của con trong các tình tiết của câu chuyện để đưa vở kịch đi đến một kết thúc hợp lý. Vẫn biết công việc toàn thời gian của trẻ con là tưởng tượng, nhưng sao mẹ vẫn thấy các câu chuyện mà Lem mời mẹ tham gia thú vị và đặc biệt đến thế.
Sáng nay, Lem dậy sớm hơn thường lệ vì tối hôm qua Lem bỏ ăn tối và đi ngủ sớm. Có lẽ Lem đói bụng đây mà. Mẹ vừa mở mắt thì thấy Lem đang ngồi bên cạnh một đụn chăn màu hồng được xếp thành hình thù khá đặc biệt.
Lem cười chào mẹ bằng với ánh mắt âu yếm thân thuộc. Rồi Lem chỉ đụn chăn và bảo, "Con làm bánh này!"...
(Mẹ rất thích các cuộc nói chuyện buổi sáng với Lem, khi Lem thư giãn nhất và có vẻ như là thời điểm thích hợp để Lem phát huy tư duy sáng tạo của mình. Chẳng hạn như hôm qua, Lem cũng thức dậy sớm. Sau khi "í ới " gọi mẹ vào phòng, rồi nằm cuộn tròn trong lòng mẹ để mặc mẹ hít hà mùi thơm ấm áp toả ra từ mình, Lem liền bắt đầu dùng ngón tay vẽ lên không khí các đồ vật, con vật khác nhau. Lem vẽ khá chính xác những đường nét, đặc điểm, tỷ lệ to nhỏ, điểm bắt đầu và điểm dừng ... của cái cốc, bông hoa, con lợn con ... Đến khi mẹ bảo Lem vẽ quả táo, Lem liền vẽ một miếng táo hình trăng khuyết thay vì cả quả táo, rồi bảo mẹ ăn. Vì cả tuần vừa rồi Lem hay từ chối không ăn bữa ăn điểm tâm với sữa và hoa quả ở trường, nên mẹ tranh thủ nhắc nhở Lem một chút. Mẹ đề nghị Lem vẽ miếng dưa, Lem hỏi lại mẹ xem dưa gì rồi mới tiếp tục vẽ. Dưa vàng thì Lem vẽ theo kiểu hình thang cong (tức là hình thang nhưng hai cạnh đáy không thẳng mà lượn cong, song song theo hình quả dưa tròn). Miếng dưa hấu thì có hình tam giác với một vết cắt ngang ở giữa (tả thực kiểu cắt dưa hấu ở trường Lem đấy!). Pho mát thì Lem vẽ một góc của hình tròn, tức là giống như tam giác lồi với một cạnh phồng lên. Mẹ bảo Lem vẽ nho, Lem liền vẽ hai vòng tròn thật nhỏ. Chẳng mấy chốc mà Lem đã vẽ xong một đĩa hoa quả tổng hợp. Hai mẹ con liền hỉ hả mời nhau ăn. Ăn xong, mẹ nói với Lem rằng mẹ khát nước. Thế là Lem liền vẽ hình một cái cốc có quai, và tô màu trắng để mẹ uống sữa. Xong xuôi, no nê trong tưởng tượng và rất phấn khởi, mẹ và Lem cùng dậy - bắt đầu một ngày mới.)
...Hôm nay, mẹ lại hào hứng đón chờ một vở kịch mới của Lem. Mẹ khen chiếc bánh thật đẹp, giống như một chiếc "cup cake" vậy. Lem tả thêm, bánh còn có rắc những viên kẹo trang trí đủ màu sắc cầu vồng, và được trang trí bằng hình cô tiên và hoa, bướm nữa (đoạn này là Lem tả thực bề mặt chiếc chăn hồng yêu thích của Lem). "Con cho mẹ một miếng bánh nào", mẹ hỏi. Lem liền dùng tay làm dao cắt bánh, cẩn thận cắt cho mẹ một miếng bánh nhỏ. Mẹ đón miếng bánh ở tay Lem và đưa bánh lên miệng ăn. Vì nằm ăn, nên mẹ giả bộ, miếng bánh quá to, khiến mẹ làm rơi hết vụn bánh lên tóc, lên gối. Lem liền cắt cho mẹ một miếng bánh nhỏ hơn, và bảo, "Mẹ đừng làm rơi bánh nữa nhé". Ăn bánh xong, có vẻ như mẹ vẫn còn thòm thèm. Lem liền bê cả cái bánh để lên người mẹ. Cái bánh được Lem xếp khéo bằng hai cái chăn cuộn vào nhau, to gần bằng người Lem. Mẹ lại giả bộ ăn tiếp, lần này mẹ ăn hết cả cái bánh, và tranh thủ giấu đụn chăn hồng vào dưới tấm chăn bông to. Lớp chăn mẹ đắp phồng to lên, nhưng cái bánh thì đã biến mất. Mẹ liền kêu lên, "Mẹ ăn hết bánh rồi, nhưng giờ bụng mẹ to quá, mẹ không dậy được nữa". Lem có vẻ lo lắng, trấn an mẹ, "Không phải thật đâu mà mẹ, đây chỉ là đóng kịch thôi". Nhưng rồi Lem cũng đứng dậy và nói, "Để con giúp mẹ lấy cái bánh ra nhé". Thế là Lem xắn tay áo lên, chui xuống dưới chăn và kéo chiếc bánh ra. "Mẹ thấy chưa, bụng mẹ nhỏ lại rồi này", Lem động viên mẹ. Có vẻ đã thoả mãn với câu chuyện chiếc bánh, Lem rủ mẹ dậy ăn sáng.
Mẹ thích vở kịch vì sự phản ứng linh hoạt của con trong các tình tiết của câu chuyện để đưa vở kịch đi đến một kết thúc hợp lý. Vẫn biết công việc toàn thời gian của trẻ con là tưởng tượng, nhưng sao mẹ vẫn thấy các câu chuyện mà Lem mời mẹ tham gia thú vị và đặc biệt đến thế.
Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2008
Nói cùng anh - XUÂN QUỲNH
Em vẫn biết đấy là điều đã cũ
Chuyện tình yêu, quan trọng gì đâu
Sự gắn bó giữa hai người xa lạ
Nỗi vui buồn đem chia sẻ cùng nhau
Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi
Niềm đau đớn tưởng như vô tận
Bỗng có ngày thay thế một niềm vui
Ðiều hôm nay ta nói, ngày mai
Người khác lại nói lời yêu thuở trước
Ðời sống chẳng vô cùng, em biết
Và câu thơ đâu còn mãi ngày sau
Chẳng có gì quan trọng lắm đâu
Như không khí, như màu xanh lá cỏ
Nhiều đến mức tưởng như chẳng có
Trước cuộc đời rộng lớn mênh mang
Nhưng lúc này anh ở bên em
Niềm vui sướng trong ta là có thật
Như chiếc áo trên tường, như trang sách
Như chùm hoa mở cánh trước hiên nhà
Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa
Tình anh đối với em là xứ sở
Là bóng rợp trên con đường nắng lửa
Trái cây thơm trên miền đất khô cằn
Ðó, Tình yêu, em muốn nói cùng anh
Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng
Lòng tốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự Người hơn.
Chuyện tình yêu, quan trọng gì đâu
Sự gắn bó giữa hai người xa lạ
Nỗi vui buồn đem chia sẻ cùng nhau
Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi
Niềm đau đớn tưởng như vô tận
Bỗng có ngày thay thế một niềm vui
Ðiều hôm nay ta nói, ngày mai
Người khác lại nói lời yêu thuở trước
Ðời sống chẳng vô cùng, em biết
Và câu thơ đâu còn mãi ngày sau
Chẳng có gì quan trọng lắm đâu
Như không khí, như màu xanh lá cỏ
Nhiều đến mức tưởng như chẳng có
Trước cuộc đời rộng lớn mênh mang
Nhưng lúc này anh ở bên em
Niềm vui sướng trong ta là có thật
Như chiếc áo trên tường, như trang sách
Như chùm hoa mở cánh trước hiên nhà
Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa
Tình anh đối với em là xứ sở
Là bóng rợp trên con đường nắng lửa
Trái cây thơm trên miền đất khô cằn
Ðó, Tình yêu, em muốn nói cùng anh
Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng
Lòng tốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự Người hơn.
Khúc mùa thu - HỒNG THANH QUANG
Vẫn biết ta giờ không trẻ nữa
Sao thương ai ở mãi cung Hằng
Lời nguyền cũ trên đầu như nguyệt quế
Đâu chịu nhoà khi tới giữa mùa trăng.
Tôi đã yêu như chết là hạnh phúc
Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về em.
Người-đàn-bà dấu-đêm-vào-trong-tóc,
Có điều chi em mải miết đi tìm?
Tôi đã đến cùng em và tôi biết
Em cũng là như mọi người thôi
Nhưng chưa hết cuộc yêu tôi đã hiểu
Em ám ảnh tôi trọn một kiếp người.
Ngay cả nếu âm thầm em hóa đá
Bầu lặng yên cũng đã vỡ rồi
Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp
Khi thanh âm cũng bất lực như lời.
Sẽ chỉ còn quầng thu thuở ấy
Mãi cô đơn vằng vặc giữa trời
Người-đàn-bà dấu-đêm-vào-trong-tóc,
Em tìm gì khi thất vọng về tôi?
Sao thương ai ở mãi cung Hằng
Lời nguyền cũ trên đầu như nguyệt quế
Đâu chịu nhoà khi tới giữa mùa trăng.
Tôi đã yêu như chết là hạnh phúc
Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về em.
Người-đàn-bà dấu-đêm-vào-trong-tóc,
Có điều chi em mải miết đi tìm?
Tôi đã đến cùng em và tôi biết
Em cũng là như mọi người thôi
Nhưng chưa hết cuộc yêu tôi đã hiểu
Em ám ảnh tôi trọn một kiếp người.
Ngay cả nếu âm thầm em hóa đá
Bầu lặng yên cũng đã vỡ rồi
Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp
Khi thanh âm cũng bất lực như lời.
Sẽ chỉ còn quầng thu thuở ấy
Mãi cô đơn vằng vặc giữa trời
Người-đàn-bà dấu-đêm-vào-trong-tóc,
Em tìm gì khi thất vọng về tôi?
Dù rằng... - NGUYỄN BÍNH
Dù rằng một chữ cũng thơ
Dù rằng một thoáng cũng thừa xót xa
Dù rằng một cánh cũng hoa
Dù rằng một nửa cũng là trái tim
Dù không nói, dù lặng im,
Dù sao anh cũng thương đêm nhớ ngày.
(1961)
Dù rằng một thoáng cũng thừa xót xa
Dù rằng một cánh cũng hoa
Dù rằng một nửa cũng là trái tim
Dù không nói, dù lặng im,
Dù sao anh cũng thương đêm nhớ ngày.
(1961)
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2008
Biển Bờ - ĐINH THU HIỀN
Không có nghĩa mỗi lần sóng vỗ
Là nồng nàn hôn cát đâu anh!
Vâng em hiểu ngoài khơi vừa ngập gió
Đưa sóng vào rồi đẩy sóng xa thêm...
Không có nghĩa những con tàu đêm đêm
Chưa ngủ bởi hải đăng còn thao thức
Thăm thẳm giữa đại dương màu mực
Biết về đâu nếu chỉ một thân tàu ?
Cuối chân trời sao và biển hôn nhau
Bờ lặng lẽ cúi đầu không dám khóc.
Mai sóng lại về thôi, mỏi mòn và nặng nhọc
Thở cạnh bờ trong giấc ngủ vô tâm!
Hoàng hôn ơi! Sao mắt bờ quầng thâm?
Xưa biển hứa ngàn năm yêu cát trắng!
Phiêu du mãi để con thuyền khô đắng
Sóng có bao giờ yên lặng đâu, bờ yêu!
Đại dương xa, gió rủ rỉ rất nhiều
Sao tiếng thở từ ban chiều vọng lại ?
Không có nghĩa mỗi lần nghe sóng nói
”Yêu rất nhiều” - là cho cả bờ đâu!
***
Đã có lúc bài thơ này như nói lên hết nỗi lòng của mẹ, có cảm giác nhà thơ như hiểu thấu tâm tình của mẹ. Cảm xúc ấy giờ đây có thể không còn đúng nữa, nhưng mẹ vẫn coi đây là một trong những bài thơ tình sâu sắc nhất.
Là nồng nàn hôn cát đâu anh!
Vâng em hiểu ngoài khơi vừa ngập gió
Đưa sóng vào rồi đẩy sóng xa thêm...
Không có nghĩa những con tàu đêm đêm
Chưa ngủ bởi hải đăng còn thao thức
Thăm thẳm giữa đại dương màu mực
Biết về đâu nếu chỉ một thân tàu ?
Cuối chân trời sao và biển hôn nhau
Bờ lặng lẽ cúi đầu không dám khóc.
Mai sóng lại về thôi, mỏi mòn và nặng nhọc
Thở cạnh bờ trong giấc ngủ vô tâm!
Hoàng hôn ơi! Sao mắt bờ quầng thâm?
Xưa biển hứa ngàn năm yêu cát trắng!
Phiêu du mãi để con thuyền khô đắng
Sóng có bao giờ yên lặng đâu, bờ yêu!
Đại dương xa, gió rủ rỉ rất nhiều
Sao tiếng thở từ ban chiều vọng lại ?
Không có nghĩa mỗi lần nghe sóng nói
”Yêu rất nhiều” - là cho cả bờ đâu!
***
Đã có lúc bài thơ này như nói lên hết nỗi lòng của mẹ, có cảm giác nhà thơ như hiểu thấu tâm tình của mẹ. Cảm xúc ấy giờ đây có thể không còn đúng nữa, nhưng mẹ vẫn coi đây là một trong những bài thơ tình sâu sắc nhất.
Thứ Ba, 19 tháng 2, 2008
Đầu xuân khai bút ...
Mẹ làm cộng tác viên VOV
Con yêu thương
Mẹ đang giở tay viết về "Những kỳ nghỉ thú vị" cho con thì cô Hòa giới thiệu với mẹ, có cô Hoa, phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam, đang muốn nhờ mẹ giúp vài việc. Tưởng gì, hoá ra cô Hoa muốn mời mẹ viết bài cho trang báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam về Tết Nguyên đán năm nay ở Úc. Mẹ nhận việc với đầy nhiệt tình, và cũng đã dành kha khá thời gian vào công việc này, gồm cả đi thực tế, chụp ảnh, và viết bài nữa. Bởi vậy mà việc viết cho con bị gián đoạn một thời gian ...
Mẹ đã gửi cô Hoa hai bài viết và rất nhiều ảnh để đăng báo; Và đây là "thành quả lao động" của mẹ, con đọc nhé.
Tết Việt ở Australia
Đọc bài
Cách Hà Nội hàng ngàn cây số
Đọc bài
Bài báo thứ nhất của mẹ gửi sớm nên được xếp vào mục Văn hoá và đăng ở Trang nhất hôm 4/2/2008 (Sau này bài được chuyển về mục Kiều bào). Bài báo thứ hai vì mẹ gửi quá muộn (mồng 9 Tết) nên "bị" đăng ở trang Bạn đọc viết (Ở trang này thì bài viết không còn mang tính thời sự nữa rồi!). Cô Hoa cũng an ủi mẹ: "Phải các bài "dở" thì loại toàn được đăng ở vị trí ngon. Bài viết của em nếu mà gửi sớm hơn thì vô cùng quý giá, tiếc là muộn quá!". Tuy nhiên, mẹ vẫn rất hài lòng. Nếu bài thứ nhất mẹ được nhuận bút $300,000 đồng Việt Nam, thì bài thứ hai mẹ vẫn được $200,000 đồng (Chứ có ít đâu!). Thế là Tết này, mẹ "thu hoạch" được tất cả nửa triệu đồng Việt Nam. Mẹ đã nhờ cô Hoa cho người nhận hộ số tiền nhuận bút này và chuyển đến Quỹ của Hội Nạn nhận Chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam (Trang web). Cô Hoa chia sẻ với mẹ, cũng nhiều cộng tác viên dành nhuận bút để làm từ thiện khi viết bài cho báo.
Chất độc da cam, tàn dư của cuộc chiến tranh chống Mỹ (nước ngoài thì gọi là "chiến tranh Việt Nam"), có sức tàn phá ghê ghớm đối với sức khỏe nói riêng và chất lượng cuộc sống nói chung của người Việt Nam sau chiến tranh. Chất độc này không chỉ phá hủy mùa màng, gây hại cho toàn bộ hệ sinh thái vùng nhiễm độc, mà còn gây ra dị tật bẩm sinh ở người. Chất độc tồn đọng trong đất, nước, cỏ cây ... không chỉ là hiểm họa cho một thế hệ mà có thể rất nhiều thế hệ mai sau (Tham khảo trang web). Và còn rất nhiều điều về tác hại của chất độc da cam/dioxin lên sức khỏe con người mà chúng ta chưa biết, bởi hiện trạng này đến nay vẫn chưa có được sự công nhận xứng đáng trên trường quốc tế, mà Việt Nam thì chưa đủ cơ sở vật chất để tìm hiểu và nghiên cứu về nó.
Vẫn biết sự đóng góp của chúng ta chỉ như từng hạt muối thả xuống biển khơi, nhiều đến mấy vẫn chẳng làm biển mặn mòi thêm. Nhưng là người Việt Nam, mẹ cảm thấy bản thân mình cũng có trách nhiệm chia sẻ với đồng bào mình, những người kém may mắn sinh ra phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh. Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, chúng ta chỉ cần dừng lại một giây và nghĩ tới các nạn nhân này đã là một sự chia sẻ rồi, phải không con? Người phương Tây hay nói, "Nho nhỏ thế thôi, nhưng đó là hạnh phúc!" ("Happiness comes in small packages") mà.
Chúc một năm mới an lành!
Mẹ đang giở tay viết về "Những kỳ nghỉ thú vị" cho con thì cô Hòa giới thiệu với mẹ, có cô Hoa, phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam, đang muốn nhờ mẹ giúp vài việc. Tưởng gì, hoá ra cô Hoa muốn mời mẹ viết bài cho trang báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam về Tết Nguyên đán năm nay ở Úc. Mẹ nhận việc với đầy nhiệt tình, và cũng đã dành kha khá thời gian vào công việc này, gồm cả đi thực tế, chụp ảnh, và viết bài nữa. Bởi vậy mà việc viết cho con bị gián đoạn một thời gian ...
Mẹ đã gửi cô Hoa hai bài viết và rất nhiều ảnh để đăng báo; Và đây là "thành quả lao động" của mẹ, con đọc nhé.
Tết Việt ở Australia
Đọc bài
Cách Hà Nội hàng ngàn cây số
Đọc bài
Bài báo thứ nhất của mẹ gửi sớm nên được xếp vào mục Văn hoá và đăng ở Trang nhất hôm 4/2/2008 (Sau này bài được chuyển về mục Kiều bào). Bài báo thứ hai vì mẹ gửi quá muộn (mồng 9 Tết) nên "bị" đăng ở trang Bạn đọc viết (Ở trang này thì bài viết không còn mang tính thời sự nữa rồi!). Cô Hoa cũng an ủi mẹ: "Phải các bài "dở" thì loại toàn được đăng ở vị trí ngon. Bài viết của em nếu mà gửi sớm hơn thì vô cùng quý giá, tiếc là muộn quá!". Tuy nhiên, mẹ vẫn rất hài lòng. Nếu bài thứ nhất mẹ được nhuận bút $300,000 đồng Việt Nam, thì bài thứ hai mẹ vẫn được $200,000 đồng (Chứ có ít đâu!). Thế là Tết này, mẹ "thu hoạch" được tất cả nửa triệu đồng Việt Nam. Mẹ đã nhờ cô Hoa cho người nhận hộ số tiền nhuận bút này và chuyển đến Quỹ của Hội Nạn nhận Chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam (Trang web). Cô Hoa chia sẻ với mẹ, cũng nhiều cộng tác viên dành nhuận bút để làm từ thiện khi viết bài cho báo.
Chất độc da cam, tàn dư của cuộc chiến tranh chống Mỹ (nước ngoài thì gọi là "chiến tranh Việt Nam"), có sức tàn phá ghê ghớm đối với sức khỏe nói riêng và chất lượng cuộc sống nói chung của người Việt Nam sau chiến tranh. Chất độc này không chỉ phá hủy mùa màng, gây hại cho toàn bộ hệ sinh thái vùng nhiễm độc, mà còn gây ra dị tật bẩm sinh ở người. Chất độc tồn đọng trong đất, nước, cỏ cây ... không chỉ là hiểm họa cho một thế hệ mà có thể rất nhiều thế hệ mai sau (Tham khảo trang web). Và còn rất nhiều điều về tác hại của chất độc da cam/dioxin lên sức khỏe con người mà chúng ta chưa biết, bởi hiện trạng này đến nay vẫn chưa có được sự công nhận xứng đáng trên trường quốc tế, mà Việt Nam thì chưa đủ cơ sở vật chất để tìm hiểu và nghiên cứu về nó.
Vẫn biết sự đóng góp của chúng ta chỉ như từng hạt muối thả xuống biển khơi, nhiều đến mấy vẫn chẳng làm biển mặn mòi thêm. Nhưng là người Việt Nam, mẹ cảm thấy bản thân mình cũng có trách nhiệm chia sẻ với đồng bào mình, những người kém may mắn sinh ra phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh. Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, chúng ta chỉ cần dừng lại một giây và nghĩ tới các nạn nhân này đã là một sự chia sẻ rồi, phải không con? Người phương Tây hay nói, "Nho nhỏ thế thôi, nhưng đó là hạnh phúc!" ("Happiness comes in small packages") mà.
Chúc một năm mới an lành!
Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2008
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)